ĐBSCL: Doanh nghiệp nhận dạng 3 khó khăn lớn trong năm 2015

(SGGP).- Ngày 2-4, tại hội thảo “Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập cho doanh nghiệp ĐBSCL”, bà Nguyễn Thị Thương Linh, Phó Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ cho biết: “Kết quả khảo sát các doanh nghiệp ở ĐBSCL cho thấy 3 khó khăn lớn nhất là: cạnh tranh, thị trường, nguyên liệu. Trong khi đó năm 2014 có tới 7 khó khăn là: vốn, thị trường (hàng nhái, hàng giả kém chất lượng), nguyên liệu, chi phí (ảnh hưởng tới giá bán), cạnh tranh, chính sách và thủ tục hành chính”.

(SGGP).- Ngày 2-4, tại hội thảo “Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập cho doanh nghiệp ĐBSCL”, bà Nguyễn Thị Thương Linh, Phó Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ cho biết: “Kết quả khảo sát các doanh nghiệp ở ĐBSCL cho thấy 3 khó khăn lớn nhất là: cạnh tranh, thị trường, nguyên liệu. Trong khi đó năm 2014 có tới 7 khó khăn là: vốn, thị trường (hàng nhái, hàng giả kém chất lượng), nguyên liệu, chi phí (ảnh hưởng tới giá bán), cạnh tranh, chính sách và thủ tục hành chính”.

Theo khảo sát, năm 2015 có 90,8% doanh nghiệp sẽ chú trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng cường khả năng cạnh tranh; 70,8% tập trung phát triển thị trường mới; 55,4% sẽ có chiến lược đào tạo nhân sự chuyên sâu, nâng cao năng suất lao động và 53,8% đầu tư đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng yêu cầu mới của thị trường…

Ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương gợi ý các doanh nghiệp nên chú trọng những lĩnh vực mà vùng ĐBSCL có ưu thế trong bối cảnh các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia, đặc biệt là Hiệp định đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Các lĩnh vực đó gồm: Nông sản, thủy sản, du lịch (đặc biệt là du lịch xanh), các ngành công nghiệp do quá trình lan tỏa, dịch chuyển từ TPHCM, Đông Nam bộ và các vùng khác về…

BÌNH ĐẠI

Tin cùng chuyên mục