Để thực hiện mục tiêu này, theo đồng chí Trần Vĩnh Tuyến, TPHCM đã có chính sách phát triển thực phẩm sạch bằng việc hỗ trợ 100% lãi vay ngân hàng. Các hỗ trợ còn hướng đến giúp doanh nghiệp (DN) tạo ra sản phẩm theo chuẩn quốc tế, để không chỉ cung cấp nội địa mà còn hướng tới xuất khẩu. Đồng chí Trần Vĩnh Tuyến đã giao nhiệm vụ cho Sở Công thương phối hợp với các sở ngành chức năng và chợ đầu mối xây dựng kế hoạch điều chỉnh lại quy chế hoạt động của các chợ theo hướng đảm bảo chất lượng hàng hóa và thực hiện truy xuất nguồn gốc, tiến tới việc áp dụng đồng bộ quy định đối với mặt hàng thịt heo khi đưa vào thị trường TPHCM.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công thương, cho biết theo kế hoạch, sở kiến nghị UBND TP và các tỉnh đồng bộ áp dụng quy định tất cả đàn heo đưa vào các cơ sở giết mổ của TP và các tỉnh, cũng như heo mảnh đưa vào tiêu thụ tại các chợ đầu mối của TP phải có đầy đủ thông tin truy xuất trên vòng nhận diện kể từ đầu tháng 6-2017. Trong trường hợp không thực hiện truy xuất, sẽ có các biện pháp xử lý. Tuy nhiên, do lượng heo đang bị ứ đọng, rớt giá nên UBND TP sẽ dời đến tháng 9-2017 mới thực hiện truy xuất 100% lượng thịt tiêu thụ tại TPHCM. Mặt khác, việc dời thời điểm sẽ giúp các tỉnh có thêm thời gian để chuẩn bị và tập huấn kiến thức về truy xuất cho các cơ sở chăn nuôi, giết mổ.
Người tiêu dùng mua thịt heo có nguồn gốc xuất xứ tại Co.opmart Cống Quỳnh. Ảnh: CAO THĂNG
Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, trong tháng 6 và 7-2017, Sở Công thương sẽ tập huấn và hướng dẫn thương nhân các chợ đầu mối thực hiện thao tác kích hoạt cung cấp thông tin khi nhập heo và niêm phong xe vận chuyển khi xuất heo về các chợ bán lẻ. Trong tháng 8 và 9-2017, sẽ tập huấn và hướng dẫn tiểu thương nhân các chợ bán lẻ thực hiện thao tác kích hoạt cung cấp thông tin khi nhập heo và dán tem truy xuất khi bán heo cho người tiêu dùng.
Song song đó, từ tháng 7-2017, đề án khuyến khích và hỗ trợ các trang trại, cơ sở chăn nuôi đủ điều kiện thực hiện giai đoạn 2 của đề án là truy xuất quá trình từ khi heo sinh ra cho tới khi xuất trại.
Vào cuối tháng 5-2017, Sở Công thương đã tham mưu, trình UBND TPHCM đề án Truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm, trứng gia cầm và thực hiện công bố trong tháng 6-2017.
Nhằm bảo đảm tiến độ và thực hiện đề án có hiệu quả, Sở Công thương TPHCM đề nghị, tại cơ sở giết mổ, cơ quan thú y kiểm tra và kích hoạt vòng xuất trại màu cam niêm phong thùng xe để cho nhập heo. Sau khi giết mổ, cơ quan thú y phải kiểm tra các mảnh heo có đầy đủ vòng nhận diện, có thông tin truy xuất và kích hoạt vòng niêm phong thùng xe (màu trắng) trước khi đưa vào TP. Cơ quan thú y kiên quyết không cho xuất heo mảnh không có thông tin truy xuất nguồn gốc trên vòng nhận diện/vòng niêm phong để đưa vào TP.
Theo Sở Công thương TPHCM, sau 4 tháng triển khai thực hiện đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo trên địa bàn TP, có 297.331 con đã được đeo vòng nhận diện khi đưa vào cơ sở giết mổ; trong đó, 51% (150.387 con) con heo mảnh được kích hoạt khi xuất khỏi cơ sở giết mổ và 49% số heo còn lại chưa được cập nhật thông tin truy xuất vào vòng nhận diện.
Sở Công thương cũng đã triển khai đề án tại 777 cơ sở kinh doanh thuộc hệ thống phân phối hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh thực phẩm…). Đến nay hệ thống này đã vận hành tốt và người tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc thịt heo với đầy đủ thông tin của các chủ thể liên quan đến quá trình nuôi và kinh doanh thịt heo, gồm: cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, nhà sản xuất/phân phối sỉ và nhà bán lẻ (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm).
Đối với kênh truyền thống, đề án đã được triển khai tại 146 gian hàng kinh doanh thịt heo thuộc hệ thống Vissan tại 23 chợ truyền thống trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, để mở rộng và tăng số lượng điểm bán có truy xuất nguồn gốc thịt heo phục vụ người tiêu dùng, Sở Công thương đã triển khai truy xuất nguồn gốc tại 44 cơ sở kinh doanh tại các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ, gồm hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi Co.opmart, Co.opfood, Satrafood, Aeon Citimart, Aeon Mall VN, Auchan, Vissan.
Trên cơ sở kết quả đạt được tại hệ thống phân phối hiện đại, từ ngày 1-3-2017, Sở Công thương tiếp tục triển khai đề án tại 2 chợ đầu mối thực phẩm là Hóc Môn và Bình Điền. Như vậy, tổng số cơ sở kinh doanh thực hiện truy xuất nguồn gốc là 821 siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm tại TPHCM và các tỉnh; 2 chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền và 23 chợ truyền thống với 146 gian hàng kinh doanh thịt heo Vissan.
Sở Công thương cũng đã triển khai đề án tại 777 cơ sở kinh doanh thuộc hệ thống phân phối hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh thực phẩm…). Đến nay hệ thống này đã vận hành tốt và người tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc thịt heo với đầy đủ thông tin của các chủ thể liên quan đến quá trình nuôi và kinh doanh thịt heo, gồm: cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, nhà sản xuất/phân phối sỉ và nhà bán lẻ (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm).
Đối với kênh truyền thống, đề án đã được triển khai tại 146 gian hàng kinh doanh thịt heo thuộc hệ thống Vissan tại 23 chợ truyền thống trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, để mở rộng và tăng số lượng điểm bán có truy xuất nguồn gốc thịt heo phục vụ người tiêu dùng, Sở Công thương đã triển khai truy xuất nguồn gốc tại 44 cơ sở kinh doanh tại các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ, gồm hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi Co.opmart, Co.opfood, Satrafood, Aeon Citimart, Aeon Mall VN, Auchan, Vissan.
Trên cơ sở kết quả đạt được tại hệ thống phân phối hiện đại, từ ngày 1-3-2017, Sở Công thương tiếp tục triển khai đề án tại 2 chợ đầu mối thực phẩm là Hóc Môn và Bình Điền. Như vậy, tổng số cơ sở kinh doanh thực hiện truy xuất nguồn gốc là 821 siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm tại TPHCM và các tỉnh; 2 chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền và 23 chợ truyền thống với 146 gian hàng kinh doanh thịt heo Vissan.
Tại 2 chợ đầu mối Bình Điền và Hóc Môn, khi xe vận chuyển heo mảnh vào chợ, cơ quan thú y, Ban An toàn thực phẩm kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ vòng niêm phong thùng xe và vòng nhận diện đeo chân sau mảnh heo. Các cơ quan này và ban quản lý chợ đầu mối kiên quyết không cho nhập heo mảnh vào chợ để kinh doanh, nếu không có thông tin truy xuất nguồn gốc trên vòng nhận diện/vòng niêm phong xe. Tại chợ bán lẻ, ban quản lý chợ kiểm tra và chỉ cho nhập chợ các xe vận chuyển thịt heo được niêm phong và có thông tin truy xuất nguồn gốc trên vòng niêm phong xe.
Để thực hiện được các nội dung trên, Sở Công thương đề nghị UBND TPHCM bổ sung kinh phí thực hiện đề án năm 2017 để hỗ trợ các cơ sở tham gia đề án và các cơ quan, đơn vị ngành liên quan thuộc các tỉnh, thành lân cận (hỗ trợ thêm máy, thiết bị và chi phí wifi, 3G, chi phí tập huấn); đồng thời, tăng cường công tác truyền thông, quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng tham gia truy xuất nguồn gốc. Có ý kiến chỉ đạo đơn vị Công viên Phần mềm Quang Trung tiếp tục hỗ trợ chi phí thuê máy chủ, phục vụ lưu trữ cơ sở dữ liệu liên quan đến đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo và thịt gia cầm, trứng gia cầm. Có ý kiến chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị chủ trì thực hiện dự án LIFSAP và xây dựng chợ an toàn thực phẩm, trong đó lồng ghép đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo. Đối với UBND các quận huyện, khi cấp phép hoạt động cho các cơ sở giết mổ phải đưa việc thực hiện đề án như điều kiện bắt buộc.
“Việc triển khai đề án còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng khó đến mấy TPHCM cũng sẽ kiên trì thực hiện vì mục tiêu lâu dài là mang lại nguồn thực phẩm sạch cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân”, ông Nguyễn Ngọc Hòa khẳng định.