Đờn ca tài tử trở thành Di sản văn hóa phi vật thể

Bộ VH-TT-DL cho biết, vào lúc 15 giờ 47 phút chiều nay, tại Phiên họp Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO (diễn ra ở TP Baku, nước Cộng hòa Azerbaijan), nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ của Việt Nam chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

(SGGPO).- Bộ VH-TT-DL cho biết, vào lúc 15 giờ 47 phút chiều nay, tại Phiên họp Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO (diễn ra ở TP Baku, nước Cộng hòa Azerbaijan), nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ của Việt Nam chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam bộ, do nam nữ nông thôn hát ca sau những giờ lao động.

Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm các nhạc cụ: đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt) và sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục.

Theo Cục Di sản văn hóa, để được ghi tên vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ đã đáp ứng được các tiêu chí như: Được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giáo dục chính thức và không chính thức tại khắp 21 tỉnh phía Nam; được tái tạo thông qua trao đổi văn hóa với các dân tộc khác nhau, thể hiện sự hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc…

MAI AN

Tin cùng chuyên mục