Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A - Nhiều vấn đề cần phải làm rõ

Hôm qua 28-11, Hội đồng Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đã họp lấy ý kiến thành viên và các chuyên gia để đưa ra kết luận trình Bộ TN-MT. Tại đây, ý kiến của các chuyên gia đều cho rằng, dù đây là bản thứ 3, nhưng ĐTM của dự án này vẫn chưa đủ điều kiện để được xem xét thông qua, còn nhiều vấn đề cần phải làm rõ.

Hôm qua 28-11, Hội đồng Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đã họp lấy ý kiến thành viên và các chuyên gia để đưa ra kết luận trình Bộ TN-MT. Tại đây, ý kiến của các chuyên gia đều cho rằng, dù đây là bản thứ 3, nhưng ĐTM của dự án này vẫn chưa đủ điều kiện để được xem xét thông qua, còn nhiều vấn đề cần phải làm rõ.

Tại cuộc họp kỹ thuật này, TS Đào Trọng Tứ (Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam - VRN) cho rằng, ĐTM của Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được làm khá công phu nhưng làm theo định hướng của nhà đầu tư (Tập đoàn Đức Long Gia Lai). Trong ĐTM, nhà đầu tư đã đề cập đến cơ sở pháp lý, vấn đề kỹ thuật, bảo vệ môi trường, các biện pháp phòng chống giảm nhẹ, giảm thiểu tác động... tuy nhiên vấn đề thực chất của nội dung ĐTM đó như thế nào thì cần phải bàn sâu, bàn nhiều.

Chính vì vậy, Hội đồng Thẩm định đề nghị chủ đầu tư làm rõ thêm khá nhiều vấn đề trọng tâm, như: ĐTM cần làm rõ tác động môi trường khi thực hiện dự án đến thượng và hạ lưu của sông Đồng Nai;làm rõ các phương án giải quyết sinh kế của người dân khi thực hiện dự án; cần nghiên cứu và làm rõ khả năng động đất kích thích ở đối với dự án này. Như vậy, bản ĐTM này vẫn có nhiều vấn đề cần bổ sung làm lại.

GS-TSKH Nguyễn Ngọc Lung, Chủ tịch Hội KH-KT Lâm nghiệp, cho biết, đây là báo cáo ĐTM tốt nhất từ trước đến nay của dự án, tuy nhiên còn mấy vấn đề nghi vấn. Theo đó cần làm rõ 3 vấn đề sau: Tại sao lại dọn lòng hồ có 50% số cây rừng; đường dây tải điện tại sao lại không nằm trong dự án này, nó ảnh hưởng đến rừng như thế nào; trên hệ thống sông Đồng Nai có 13 nhà máy thủy điện, Chính phủ đã có chỉ thị về vận hành liên hồ chứa, hồ trên xả lũ thì hồ dưới cũng phải xả, nếu không sẽ bị vỡ đập và tính chất cắt lũ không còn. Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A hiện nay không nằm trong danh sách vận hành liên hồ chứa, vậy chủ đầu tư xử lý vấn đề này như thế nào khi có lũ?

Vấn đề chính được Hội đồng Thẩm định bàn thảo khá kỹ là tính pháp lý và tác động môi trường của dự án. Cơ bản các thành viên hội đồng thống nhất ý kiến dự án này phải tuân thủ theo các văn bản pháp lý hiện hành. Tuy nhiên, hiện nay chưa phân tích được rõ việc dự án này có phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành không. Nhất là ở khía cạnh Vườn quốc gia Cát Tiên là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt cần được bảo vệ, giữ gìn theo Luật Di sản văn hóa; đồng thời Vườn quốc gia Cát Tiên thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học nên theo Luật Đa dạng sinh học phải được ưu tiên.

Ông Mai Thanh Dung, Cục trưởng Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường (Bộ TN-MT), cho biết, sau cuộc họp này, chủ đầu tư và nhà tư vấn phải tiếp tục hoàn thiện báo cáo ĐTM để làm rõ các vấn đề mà các thành viên Hội đồng Thẩm định đã nêu ra cũng như những tồn tại của báo cáo trong khi chờ Bộ TN-MT có kết luận cuối cùng.

Trần Lưu

Thông tin liên quan

- Đồng Nai kiến nghị Bộ Chính trị không xây dựng thủy điện Đồng Nai 6, 6A

- Phải có phản biện đầy đủ với các dự án thủy điện

- Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Có thể dừng triển khai

Tin cùng chuyên mục