Giá cho thuê bất động sản công nghiệp tăng mạnh

Tại diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam 2020 - Đón sóng đầu tư mới được tổ chức tại TPHCM mới đây, CBRE Việt Nam (đơn vị tư vấn đầu tư bất động sản) cho biết, giá chào thuê đất công nghiệp đang biến động mạnh.

TPHCM và Hà Nội dẫn đầu về tốc độ tăng giá thuê trong khi mặt bằng giá chung các thủ phủ công nghiệp phía Nam và phía Bắc đều tăng 20%-30% so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể tại TPHCM, một số khu công nghiệp có mức giá chào thuê đất từ 150 USD/m2 lên 300 USD/m2 đối với kỳ hạn 30-45 năm. Khu vực phía Bắc, dù giá chào thuê thấp hơn phía Nam nhưng cũng ghi nhận mức tăng trưởng như tại Hà Nội, giá thuê từ 155 USD/m2, nay tăng lên khoảng 260 USD/m2. Theo đại diện CBRE Việt Nam, giá thuê bất động sản công nghiệp tăng cao là do lực cầu quá mạnh nhưng nguồn cung tạm thời còn hạn chế. 

Trong 12 tháng qua, nhu cầu khách thuê đất, nhà xưởng, kho bãi rất lớn đã khiến nguồn cung liên tục được mở rộng. Một số ngành đang mở rộng diện tích thuê như điện tử, thương mại điện tử, thức ăn chăn nuôi, tiêu dùng nhanh.... Các khách thuê lớn đã xuất hiện tại Việt Nam và nguồn cầu bất động sản công nghiệp vẫn trên đà tăng trưởng trong bối cảnh các nhà sản xuất mở rộng thêm. Các nhà đầu tư mới về lắp ráp ô tô và linh kiện để cung ứng tại Việt Nam có sự hiện diện rõ. Những doanh nghiệp này tìm hiểu và mở rộng ở khu vực miền Trung. Ngoài ra, cũng có các nhà đầu tư đang tìm hướng phát triển nhà kho cho thuê. Các yếu tố chủ chốt thúc đẩy nguồn cầu có thể kể đến là Chính phủ Việt Nam tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo sự kết nối lưu thông ngày càng tốt hơn, và đây là cú hích lớn thúc đẩy nguồn cầu bất động sản công nghiệp từ khắp nơi đổ về.

Tin cùng chuyên mục

Hợp tác kinh tế và đầu tư

Long An - “Địa chỉ đỏ” thu hút đầu tư

Với chiến lược đầu tư hạ tầng và chính sách hợp lý trong thời gian qua đã giúp tỉnh Long An trở thành điểm sáng, “địa chỉ đỏ” thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Long An cũng biết cách khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương mình để vươn lên phát triển trong tốp đầu của khu vực ĐBSCL. 

Xúc tiến công nghiệp thương mại

Linh hoạt thị trường, giữ đà tăng trưởng

Các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực - thực phẩm đang thực hiện nhiều giải pháp trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng cao và sự cạnh tranh hàng ngoại nhập ngày càng gay gắt.