Gia Lai đi lên cùng đất nước

Từ nơi bom đạn cày xới, chiến trận triền miên, sau 35 năm giải phóng, Gia Lai hôm nay thay đổi từng ngày, như chàng Đam San cường tráng, mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đang ra sức phát huy những tiềm năng và thế mạnh sẵn có, đưa tỉnh sớm trở thành đầu mối giao thương của khu vực tam giác phát triển kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia.
Gia Lai đi lên cùng đất nước

Từ nơi bom đạn cày xới, chiến trận triền miên, sau 35 năm giải phóng, Gia Lai hôm nay thay đổi từng ngày, như chàng Đam San cường tráng, mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đang ra sức phát huy những tiềm năng và thế mạnh sẵn có, đưa tỉnh sớm trở thành đầu mối giao thương của khu vực tam giác phát triển kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia.

Bác Ksor Krơn (dân tộc Ja Rai), nguyên Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai nhớ lại, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Gia Lai (nằm trong tỉnh Gia Lai – Kon Tum cũ) được xây dựng và phát triển với xuất phát điểm ban đầu rất thấp kém. 

Gia Lai - tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, diện tích tự nhiên 15.536,9km², có chung đường biên giới trên 90km với Campuchia. Tỉnh có 13 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố. Sân bay Pleiku cùng quốc lộ 14, 25, 19 và đường Hồ Chí Minh nối kết Gia Lai với các tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ, TPHCM và nhiều địa phương khác trong cả nước. Dân số toàn tỉnh hiện có khoảng hơn 1,2 triệu người, gồm 34 dân tộc sinh sống.

Dân số vào năm 1976 có khoảng 380.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 53%. Dân cư một phần sống tập trung ở các trung tâm thị xã, thị trấn huyện, số còn lại sống rải rác ở các xã vùng cao, lân cận vùng sâu, vùng biên giới. Chủ trương, nghị quyết ở các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh đều nêu rõ, phải đưa Gia Lai nhanh chóng thoát nghèo, hội nhập với sự đi lên của cả nước.

35 năm qua, Gia Lai đã có cuộc “marathon” bền bỉ. Từ một tỉnh có quy mô kinh tế nhỏ bé, cơ sở hạ tầng lạc hậu, chịu nhiều hậu quả của các cuộc chiến tranh, đến nay Gia Lai đã trở thành một trong những tỉnh phát triển năng động của khu vực Tây Nguyên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt mức cao, bình quân giai đoạn 2006-2010 là 13,3%/năm. Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 19%/năm, năm 2010 ước đạt 2.150 tỷ đồng, gấp 28 lần so với năm 1991. 

Kể từ năm 2003 đến nay, tỉnh Gia Lai đã tổ chức 3 hội nghị kêu gọi và xúc tiến đầu tư, thu hút 120 dự án mới với tổng vốn đăng ký trên 24.000 tỷ đồng. Các dự án tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến nông-lâm-sản, dịch vụ du lịch, công nghiệp khoáng sản, công nghiệp điện, vật liệu xây dựng...

Khu công nghiệp Trà Đa có quy mô 109ha đã lấp đầy 92% diện tích và thu hút 32 doanh nghiệp đầu tư, với số vốn hàng ngàn tỷ đồng. Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh trong tương lai sẽ là một trong những khu kinh tế cửa khẩu đầy hấp dẫn ở khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

Hạ tầng đô thị trong những năm gần đây ở Gia Lai được chỉnh trang văn minh, hiện đại. Phố núi Pleiku “hiền hòa và thơ mộng” được công nhận đô thị loại 2; các thị xã An Khê, Ayun Pa và trung tâm thị trấn các huyện ngày càng phát triển; các trung tâm cụm xã, xã được hình thành và được quan tâm đầu tư.

Thành phố Pleiku hôm nay.

Thành phố Pleiku hôm nay.

Từ trung tâm TP Pleiku, các QL 14, 19, 25 tỏa đi miền Trung - Bắc - Nam thông suốt; sân bay Pleiku đã được đầu tư nâng cấp và đã mở thêm tuyến bay thẳng Pleiku- Hà Nội, cùng với các đường bay Đà Nẵng, TPHCM. Đáng chú ý, lĩnh vực xã hội đã có chuyển biến đáng kể và tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh hiện nay chỉ còn 10,8%; tỷ lệ hộ dùng điện đạt 90%; tỷ lệ số hộ thành thị được dùng nước sạch 94%, vùng nông thôn 80%; dịch vụ internet đạt 1,6 thuê bao/100 dân.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, ông Phạm Thế Dũng, khẳng định: Những thành tựu đạt được nêu trên là kết quả của sự đoàn kết, phấn đấu không ngừng của toàn Đảng, toàn quân và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh trong suốt 35 năm qua. Đây là động lực và điều kiện thuận lợi để Gia Lai tiếp tục phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.

Trong không gian liên kết vùng, Chính phủ đã định hướng xây dựng Gia Lai - Pleiku có vị trí đặc biệt quan trọng trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Từ Pleiku có thể thông thương sang các tỉnh Đông Bắc Campuchia và Thái Lan theo quốc lộ 78 (Campuchia) và mở về hướng Đông của Việt Nam, nơi có cảng biển Quy Nhơn, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.

Điều này sẽ trở thành hiện thực khi Khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh - Đức Cơ nhanh chóng hoàn thành và đi vào hoạt động. Khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh được Chính phủ cho phép nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế. Trong giai đoạn 2007-2015 Gia Lai quyết tâm xây dựng phát triển toàn diện nơi đây trở thành khu đô thị biên giới, với chức năng là trung tâm giao lưu kinh tế với các tỉnh duyên hải miền Trung

ĐỨC TRUNG

Tin cùng chuyên mục