Gia Lai: Phá rừng làm trụ tiêu

Giá hồ tiêu ở trong nước tăng cao khiến nhu cầu về trụ tiêu tại khu vực Tây Nguyên nóng lên từng ngày. Từ sau Tết Nhâm Thìn đến nay, người dân ở huyện biên giới Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã ồ ạt vào các cánh rừng thuộc lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Mơr (huyện Chư Prông) đốn từng cây gỗ lớn về làm… trụ tiêu.
Gia Lai: Phá rừng làm trụ tiêu

Giá hồ tiêu ở trong nước tăng cao khiến nhu cầu về trụ tiêu tại khu vực Tây Nguyên nóng lên từng ngày. Từ sau Tết Nhâm Thìn đến nay, người dân ở huyện biên giới Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã ồ ạt vào các cánh rừng thuộc lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Mơr (huyện Chư Prông) đốn từng cây gỗ lớn về làm… trụ tiêu.

Việc làm này khiến địa bàn các xã vùng biên giới huyện Chư Prông trở thành điểm nóng về tình trạng phá rừng, khiến UBND tỉnh Gia Lai phải chỉ đạo các ban, ngành chức năng vào cuộc quyết liệt.

Một xe chở gỗ về làm trụ tiêu bị thu giữ tại trụ sở UBND xã Ia Ga (huyện Chư Prông).

Một xe chở gỗ về làm trụ tiêu bị thu giữ tại trụ sở UBND xã Ia Ga (huyện Chư Prông).

Trụ tiêu được tập kết chờ trồng mới.

Trụ tiêu được tập kết chờ trồng mới.

Dọc con đường từ xã Ia Tôr qua xã Ia Pia rồi vào xã Ia Ga, đập vào tai người đi đường là tiếng động vang trời của các máy cưa lớn nhỏ. Thêm nữa, người đi đường dễ dàng bắt gặp quang cảnh các loại xe công nông, xe độ chế, máy cày chở gỗ đi lại trên đường tấp nập. Hai bên đường, những thân cây cà chít đường kính 30-40cm đang được xẻ làm trụ tiêu vẫn vàng ươm một màu gỗ mới. Chuyện khu vực nào nhiều gỗ cà chít làm trụ và giá trụ tiêu luôn là đề tài thời sự ở các xã này. Giá trụ tiêu đầu tháng 1-2012 chỉ mới 170.000 đồng/trụ nhưng thời điểm này đã lên 250.000 đồng/trụ, khiến việc phá rừng ngày càng mạnh tay hơn. Cũng trên con đường này, người dân vẫn hồn nhiên xẻ gỗ làm trụ xem như không có vấn đề gì. Trên những vùng đồi phía sau nhà dân, hàng ngàn ngàn trụ tiêu được làm từ gỗ cà chít cứ mọc lên từng ngày.

Gia Định

Tin cùng chuyên mục