Gia Lai: Tạo đà tăng trưởng bền vững từ chính quyền địa phương 2 cấp

Sáng 22-7, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Gia Lai khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ hai nhằm xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong bối cảnh mô hình chính quyền địa phương hai cấp chính thức vận hành từ ngày 1-7-2025.

Gia Lai: Tạo đà tăng trưởng bền vững từ chính quyền địa phương 2 cấp

Phát biểu khai mạc, ông Rah Lan Chung, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai cho biết, đây là kỳ họp thường lệ đầu tiên sau sáp nhập, chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, diễn ra trong bối cảnh tỉnh đang đối diện với nhiều thách thức, cũng như thời cơ mới.

DSC01688.JPG
Toàn cảnh Kỳ họp thứ 2 Hội đồng Nhân dân tỉnh Gia Lai

Theo ông Rah Lan Chung, dù đối diện với nhiều thách thức, trong đó làm song song nhiều nhiệm vụ quan trọng mà Trung ương giao phó, song các chỉ số phát triển tỉnh này 6 tháng đầu năm cũng tăng trưởng khá. Trong đó, tổng sản phẩm địa phương (GRDP) 6 tháng đầu năm tăng 7,49% so với cùng kỳ năm trước; thu ngân sách đạt 57% dự toán, tăng hơn 37% so với cùng kỳ. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, cải cách hành chính, chuyển đổi số và chăm lo an sinh người dân đều được cải thiện rõ nét…

Tuy vậy, theo Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai, sau khi hợp nhất đòi hỏi tập thể lãnh đạo tỉnh cùng người dân, doanh nghiệp phải nỗ lực chung tay khắc phục khó khăn, khai thác các tiềm năng, lợi thế phát triển. Do đó, kỳ họp lần này cần đổi mới phương thức hoạt động, thảo luận kỹ lưỡng các chính sách cấp thiết, nhằm phát huy tối đa tiềm năng, duy trì ổn định kinh tế, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

z6828776711662_cf24aaf6d1993883983a2c0ad7cb5441.jpg
Ông Rah Lan Chung, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai

Trong chương trình kỳ họp, HĐND tỉnh sẽ tập trung đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm, đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025; xem xét các vấn đề trọng điểm, như: phân cấp ngân sách, chính sách hỗ trợ cán bộ công chức sau sắp xếp, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công, phân bổ nguồn lực hợp lý cho mô hình chính quyền địa phương hai cấp, cũng như các vấn đề như an sinh xã hội, chuyển đổi số, cải cách hành chính.

DSC01684.JPG
Các đại biểu tập trung nghiên cứu hồ sơ, tài liệu tại kỳ họp

Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng nhấn mạnh, đây là kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình hoàn thiện thể chế chính quyền địa phương hai cấp, đồng thời là bước tạo đà cho các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và giai đoạn tới. Đồng chí đề nghị HĐND tỉnh phát huy vai trò cơ quan quyền lực nhà nước địa phương, thảo luận kỹ, quyết nghị đúng đắn để đảm bảo điều hành, quản lý hiệu quả.

z6828776711663_3e311aff6bc85e32d5e29e21c5a9e119.jpg
Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai chỉ đạo tại phiên khai mạc kỳ họp

Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai cũng đưa ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp và yêu cầu toàn tỉnh tập trung triển khai đồng bộ. Trong đó, trước mắt cần hoàn thiện quy hoạch tỉnh giai đoạn 2025 – 2030, định hướng đến 2050. Trong các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển cần giao cụ thể cho từng đơn vị, địa phương với nguyên tắc “6 rõ” (rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền); tiếp tục rà soát, thống nhất lại toàn bộ hệ thống chính sách, nghị quyết sau sáp nhập; phân cấp mạnh mẽ đi đôi với phân bổ nguồn lực hiệu quả, đặc biệt ở cấp xã, phường.

Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng chiến lược như đường cao tốc Quy Nhơn – Pleiku, cảng hàng không Phù Cát, các khu đô thị và công nghiệp trọng điểm; tăng tốc giải ngân đầu tư công đạt 100% kế hoạch; ưu tiên củng cố cơ sở vật chất ở vùng sâu, vùng xa, nâng cao điều kiện làm việc của chính quyền cơ sở trong mô hình mới.

DSC01705.JPG
Các lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tại kỳ họp

Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai cũng nhấn mạnh yêu cầu chăm lo toàn diện đời sống nhân dân, nhất là hoàn thành các chương trình an sinh xã hội, xóa nhà tạm, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sinh kế, y tế – giáo dục – giảm nghèo bền vững.

Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh đề nghị tăng cường giám sát chuyên đề các lĩnh vực cử tri quan tâm như quản lý đất đai, môi trường, tiến độ đầu tư công, chất lượng hoạt động chính quyền địa phương hai cấp… nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả, không để xảy ra chồng chéo, bất cập trong vận hành hệ thống sau sáp nhập.

Tin cùng chuyên mục