Theo quy định thì ngày 1-2 sắp tới mới đến kỳ điều chỉnh giá xăng dầu bán lẻ ở thị trường nội địa nhưng 19 giờ ngày 30-1, liên bộ Công thương - Tài chính đã bất ngờ ra quyết định cho phép doanh nghiệp tăng giá bán lẻ xăng dầu với mức tăng gần 1.000 đồng/lít đối với xăng và giá các loại dầu cũng tăng mạnh.
Năm 2022 được xem là năm “nhiễu loạn” của thị trường xăng dầu thế giới. Chuỗi cung ứng xăng dầu đứt gãy, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ trong nước.
Mặc dù giá xăng dầu thế giới trong 10 ngày qua cơ bản là giảm và giá trong nước được dự báo là sẽ giảm, nhưng theo quyết định điều hành chiều nay 11-1, giá xăng không tăng không giảm.
Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 95 của Chính phủ, chiều nay 3-1, liên bộ Công thương - Tài chính đã điều chỉnh lại giá bán xăng dầu sau 3 ngày đã điều chỉnh giá mới.
Theo Bộ Công thương, kỳ điều hành giá xăng dầu sẽ diễn ra hôm nay 3-1. Tại Nghị định số 95 của Chính phủ có quy định kỳ điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước được thực hiện vào các ngày 1, 11 và 21 hàng tháng; song do ngày 1-1-2023 trùng vào ngày nghỉ cuối tuần nên theo quy định, ngày điều chỉnh giá được lui tới ngày làm việc tiếp theo, tức ngày 3-1.
Ngày 29-11, theo tìm hiểu của PV Báo SGGP, mức chiết khấu mà các doanh nghiệp đầu mối và thương nhân phân phối trả các đại lý bán lẻ xăng dầu đã được cải thiện đáng kể. Mức chiết khấu trung bình đã nâng lên khoảng 400-600 đồng/lít xăng dầu, một số địa phương ở khu vực phía Nam có mức chiết khấu 500-700 đồng/lít.
Không chỉ riêng trên địa bàn Hà Nội, trong 2-3 ngày qua, hiện tượng cung ứng xăng dầu nhỏ giọt theo định mức do thiếu hoặc có dấu hiệu găm chờ tăng giá đã lan ra nhiều địa phương khác ở miền Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai.
Chiều 10-11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Trong đó, có các chỉ tiêu chủ yếu như: tăng trưởng GDP khoảng 6,5%; chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng khoảng 4,5%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5-6%... Đây là những chỉ tiêu đầy thách thức đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn.
Cơ quan chức năng cho biết đang tích cực sử dụng công cụ chính sách tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xăng dầu để thị trường sớm bình ổn trở lại. Nhưng sau khi thị trường bình ổn lại, cần thiết xem xét, sắp xếp lại hệ thống cung ứng xăng dầu hiện nay.
Những ngày gần đây, lợi dụng nhu cầu mua xăng dầu của người tiêu dùng tăng cao, một số cửa hàng xăng dầu giăng dây, treo biển thông báo hết xăng dầu… tại địa bàn Hà Nội và nhiều địa phương ở miền Bắc đã xuất hiện tình trạng người dân thu mua tích trữ xăng dầu rồi bán lại cho người đi đường bằng các bình, can, chai, lọ…
Trong phiên chất vấn sáng 5-11 tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, nguồn cung ngày càng khan hiếm khi Châu Âu tăng cường thu mua xăng dầu; tỷ giá ngoại tệ mạnh để nhập xăng dầu đều tăng cao gây khó cho doanh nghiệp nhập khẩu.
Tình trạng hết xăng hoặc dầu tại Hà Nội, TPHCM và một số địa phương lại xảy ra mấy ngày gần đây. Bên hành lang Quốc hội ngày 2-11, nhiều ĐB thể hiện bức xúc và cho biết sẽ chất vấn Thủ tướng về vấn đề này.
Thời điểm này, doanh nghiệp (DN) đang bước vào giai đoạn sản xuất cao điểm cho dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do tác động của giá cả đầu vào tăng nên các DN đã linh hoạt đưa ra nhiều phương án để vừa giữ nhịp sản xuất vừa đảm bảo giá hàng hóa được ổn định.
Có đến 7 bộ, ngành tham gia quản lý mặt hàng xăng dầu. Bên cạnh đó còn có cả việc doanh nghiệp xăng dầu bị vơi nguồn tiền do đầu tư thêm vào bất động sản và chứng khoán - Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tại phiên thảo luận tại tổ ĐBQH TP Hải Phòng trong sáng 22-10.
Chính phủ đề xuất Quốc hội chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW trong năm 2023, nhưng từ ngày 1-7-2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Bộ Công thương quan tâm chỉ đạo ổn định tình hình thị trường xăng dầu, nhất là các cửa hàng bán xăng, không để bất ổn tình hình.
Thị trường xăng dầu gần 2 tháng nay hầu như không lúc nào yên ổn bởi những nghịch lý đến khó hiểu: nguồn cung gián đoạn, nhiều cửa hàng hết xăng, dầu để bán cho người dân.
Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM Nguyễn Nguyên Phương khẳng định, tình hình nguồn cung xăng dầu đến nay vẫn trong tầm kiểm soát, chỉ thiếu cục bộ tại các cửa hàng nhỏ. Cụ thể, trong số 550 cửa hàng trên địa bàn hiện có khoảng 10% cửa hàng trong tình trạng thiếu nguồn cung nên có thời điểm tạm ngưng bán; chỉ có 3 cửa hàng đóng cửa.
Tối 9-10, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM cho hay, hiện đang xảy ra tình trạng thiếu xăng dầu tại một số thời điểm. Hiện tại có 54 cửa hàng tạm hết xăng dầu.