Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến hết năm 2016 Việt Nam có 54,41 triệu người thuộc lực lượng lao động (chiếm 77% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên). Trong đó có 22,05 triệu lao động làm công ăn lương (chiếm 40,53% lực lượng lao động). Vấn đề quan trọng của người lao động hiện nay chính là tiền lương và mức thu nhập cũng như mức sống của họ. Tuy nhiên, theo khảo sát mới nhất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thu nhập trung bình của người lao động là gần 5,5 triệu đồng/tháng (còn mức lương dùng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trung bình chỉ là 4,48 triệu đồng). Mặc dù có tăng chút ít so với trước nhưng trên thực tế đời sống của người lao động vẫn còn đang gặp không ít khó khăn, thiếu thốn. Vì vậy, ngoài tiền lương cơ bản, hầu như người lao động đều phải làm thêm, tăng ca tăng kíp, trông đợi các khoản hỗ trợ khác từ doanh nghiệp như tiền chuyên cần, tiền nhà ở, phụ cấp trách nhiệm, hỗ trợ nuôi con nhỏ, phụ cấp độc hại… Tuy nhiên, mức tiền làm thêm này cũng không có nhiều, chỉ khoảng 1,3 - 1,5 triệu đồng/tháng. Nếu tháng nào không làm thêm giờ thì thu nhập bị giảm sút tới 20% - 30%, đời sống sẽ gặp khó khăn. Và kể cả đã làm thêm để tăng thu nhập thì 51,3% người lao động có mức thu nhập chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống; 20,6% phải chi tiêu tằn tiện, kham khổ; 12% không đủ sống. Chỉ có 16,1% người lao động có tích lũy từ thu nhập.
Câu chuyện phần lớn người lao động khó khăn thiếu thốn, có mức thu nhập không đủ mức sống tối thiểu đã trở thành vấn đề nóng từ nhiều năm nay. Để giải quyết tồn tại này, Chính phủ đã áp dụng chính sách tiền lương tối thiểu vùng để phù hợp với mức sống và điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi khu vực. Từ tháng 10-2011, tiền lương tối thiểu khu vực doanh nghiệp được tách khỏi khu vực hành chính sự nghiệp và thống nhất mức lương tối thiểu giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Đồng thời từ năm 2013 đến nay, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã có 5 lần đề nghị Chính phủ tăng mức lương tối thiểu vùng để làm căn cứ cho các doanh nghiệp áp dụng, nhằm cải thiện mức tiền lương thực tế cho người lao động. Hiện nay mức thu nhập của người lao động đã tăng hơn chút so với cách đây 5 năm (do tăng lương tối thiểu), nhưng tổ chức công đoàn đại diện tiếng nói cho người lao động vẫn khẳng định: tiền lương tối thiểu vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Nhận định này không phải không có cơ sở khi nhìn vào mức thu nhập trung bình chỉ có 5,5 triệu đồng/tháng như đã công bố và tỷ lệ đình công có liên quan đến tiền lương, thu nhập chiếm khá cao (72/133 cuộc trong 6 tháng đầu năm 2017). Một số ngành có tiền lương, thu nhập thấp xảy ra nhiều đình công như dệt may, da giày…
Như vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao tiền lương tối thiểu vùng liên tục được điều chỉnh tăng nhưng vẫn có nhiều cuộc đình công xảy ra, nhiều người lao động vẫn có thu nhập nằm dưới mức sống tối thiểu… Một tin vui là hiện nay, lần đầu tiên Chính phủ triển khai khảo sát tình hình tiền lương, thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên chức, đặc biệt là người lao động để làm cơ sở cho đề án cải cách chính sách tiền lương trong thời gian tới. Theo đó, đã có đề xuất Hội đồng Tiền lương quốc gia cần xác định và công bố lộ trình đến năm 2019 tiền lương tối thiểu của người lao động phải đảm bảo đủ mức sống tối thiểu. Tiến tới ban hành Luật Tiền lương tối thiểu theo cách hiểu là tiền lương tối thiểu là mức tiền thấp nhất mà doanh nghiệp phải trả để người lao động có thể đảm bảo mức sống tối thiểu của họ và gia đình họ.
Mặc dù vậy, để cân đối giữa lợi ích doanh nghiệp và người lao động, không thể đề xuất tăng lương bừa bãi, thiếu cơ sở. Bởi mỗi lần điều chỉnh lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp lại như ngồi trên lửa, gia tăng cả núi chi phí về lương, bảo hiểm xã hội… Rõ ràng để giải quyết bài toán hóc búa này, Chính phủ cần phải thực hiện giải pháp tổng thể - đồng bộ từ tổ chức đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật cho người lao động đến thu hút đầu tư nước ngoài để tạo thêm việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, cải cách triệt để thủ tục hành chính, xóa bỏ phiền hà để mở đường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ… Phát triển kinh tế tư nhân, phát động “khởi nghiệp” và đổi mới giáo dục dạy nghề, trang bị kỹ năng cho người lao động chính là then chốt để tạo ra nhiều việc làm; nâng cao năng suất, chất lượng công việc; hình thành thị trường lao động cạnh tranh, nhờ đó nâng cao thu nhập cũng như cải thiện đời sống của người lao động. Tất nhiên, cũng cần phải có các công cụ khác như luật để kiểm tra giám sát mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp trả cho người lao động, không để họ bị thiệt thòi, tiền lương không tương đương sức lao động. Tuy vậy, tất cả những giải pháp này sẽ thành vô nghĩa nếu Chính phủ không kiểm soát được tham nhũng và lạm phát. Bởi tham nhũng tạo nên khoảng cách giàu nghèo ngày càng rõ trong xã hội, đẩy lạm phát ở mức cao. Và lạm phát sẽ làm ảnh hưởng tới đời sống của người lao động, dù mức lương có tăng thế nào thì vẫn sẽ dưới mức sống tối thiểu.
Như vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao tiền lương tối thiểu vùng liên tục được điều chỉnh tăng nhưng vẫn có nhiều cuộc đình công xảy ra, nhiều người lao động vẫn có thu nhập nằm dưới mức sống tối thiểu… Một tin vui là hiện nay, lần đầu tiên Chính phủ triển khai khảo sát tình hình tiền lương, thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên chức, đặc biệt là người lao động để làm cơ sở cho đề án cải cách chính sách tiền lương trong thời gian tới. Theo đó, đã có đề xuất Hội đồng Tiền lương quốc gia cần xác định và công bố lộ trình đến năm 2019 tiền lương tối thiểu của người lao động phải đảm bảo đủ mức sống tối thiểu. Tiến tới ban hành Luật Tiền lương tối thiểu theo cách hiểu là tiền lương tối thiểu là mức tiền thấp nhất mà doanh nghiệp phải trả để người lao động có thể đảm bảo mức sống tối thiểu của họ và gia đình họ.
Mặc dù vậy, để cân đối giữa lợi ích doanh nghiệp và người lao động, không thể đề xuất tăng lương bừa bãi, thiếu cơ sở. Bởi mỗi lần điều chỉnh lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp lại như ngồi trên lửa, gia tăng cả núi chi phí về lương, bảo hiểm xã hội… Rõ ràng để giải quyết bài toán hóc búa này, Chính phủ cần phải thực hiện giải pháp tổng thể - đồng bộ từ tổ chức đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật cho người lao động đến thu hút đầu tư nước ngoài để tạo thêm việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, cải cách triệt để thủ tục hành chính, xóa bỏ phiền hà để mở đường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ… Phát triển kinh tế tư nhân, phát động “khởi nghiệp” và đổi mới giáo dục dạy nghề, trang bị kỹ năng cho người lao động chính là then chốt để tạo ra nhiều việc làm; nâng cao năng suất, chất lượng công việc; hình thành thị trường lao động cạnh tranh, nhờ đó nâng cao thu nhập cũng như cải thiện đời sống của người lao động. Tất nhiên, cũng cần phải có các công cụ khác như luật để kiểm tra giám sát mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp trả cho người lao động, không để họ bị thiệt thòi, tiền lương không tương đương sức lao động. Tuy vậy, tất cả những giải pháp này sẽ thành vô nghĩa nếu Chính phủ không kiểm soát được tham nhũng và lạm phát. Bởi tham nhũng tạo nên khoảng cách giàu nghèo ngày càng rõ trong xã hội, đẩy lạm phát ở mức cao. Và lạm phát sẽ làm ảnh hưởng tới đời sống của người lao động, dù mức lương có tăng thế nào thì vẫn sẽ dưới mức sống tối thiểu.