Theo Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến, TP đánh giá cao việc các doanh nghiệp đã chủ động hợp tác để cung ứng vốn phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống cấp nước sạch cho người dân.
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết, với gói tín dụng 3.650 tỷ đồng, hy vọng Sawaco sẽ sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả nhất. Xuất phát từ nhu cầu, tính cấp bách và lộ trình thực hiện các dự án phát triển mạng lưới nước, liên tục từ năm 2015 đến nay, UBND TPHCM đã chỉ đạo xuyên suốt Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài chính phối hợp cùng HFIC và Sawaco để thực hiện 33 dự án xây dựng các hồ chứa nước, tuyến ống cấp nước tại nhiều quận, huyện với tổng mức đầu tư 3.300 tỷ đồng.
“Hiện nay, do nguồn vốn ngân sách dành cho việc phát triển mạng cung cấp nước còn hạn chế, việc liên kết nguồn lực tài chính của HFIC, Vietcombank và các nhà đầu tư khác dành cho Sawaco sẽ là một giải pháp quan trọng để đẩy nhanh việc đưa nước sạch đến người dân. Thành ủy, UBND TP luôn đồng hành và ủng hộ sự tham gia của các nhà đầu tư, tổ chức tài chính để đầu tư cơ sở hạ tầng nói chung, đặc biệt là hệ thống cung cấp nguồn nước sạch cho người dân thành phố nói riêng”, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến khẳng định.
Kêu gọi đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm
Trong xu thế hội nhập và phát triển, TPHCM đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển, nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít thách thức. Chỉ tính riêng giai đoạn 2016-2020, theo Sở Kế hoạch - Đầu tư TP, nhu cầu vốn để đầu tư phát triển TPHCM nói chung và cụ thể cho 7 chương trình đột phá mà trọng tâm tập trung vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng là rất lớn. Trong khi đó, giải quyết vấn đề vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm các quốc gia thành công cho thấy, ngoài nguồn vốn ngân sách đóng vai trò định hướng, dẫn dắt, rất cần có sự tham gia của khu vực tư nhân. Trong bối cảnh cân đối ngân sách của TP còn nhiều khó khăn, cộng với những nghịch lý “làm ra càng nhiều nhưng tỷ lệ được giữ lại càng ít”; trong khi vốn ODA càng lúc càng thu hẹp, huy động ngân sách bị trần giới hạn… không đủ vốn cho tái đầu tư phát triển. Vì vậy, TP phải đối mặt với vấn đề hạ tầng kém phát triển, làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, vốn để đầu tư cải thiện hạ tầng vẫn đang thiếu hụt.
Trong bối cảnh đó, với vai trò là một định chế tài chính nhà nước đặc thù của TP, HFIC là đơn vị tiên phong trong huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng đô thị, phục vụ dân sinh. Theo Tổng giám đốc HFIC Phạm Phú Quốc, chỉ riêng từ năm 2010 đến nay, HFIC đã tài trợ vốn cho 160 dự án hạ tầng trên địa bàn TP với tổng mức đầu tư trên 25.800 tỷ đồng. Các dự án đều bám sát các chương trình trọng điểm của UBND TP về đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội. Bên cạnh việc huy động và tài trợ tín dụng cho các dự án, HFIC cũng phát huy vai trò là nhà đầu tư mở đường thu hút mọi nguồn lực của xã hội tham gia vào các dự án trọng điểm của TP. Hiện HFIC đang xúc tiến đầu tư khoảng 38 dự án, bao gồm cả dự án theo hình thức đối tác công - tư với tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng.
Riêng với các dự án phát triển mạng lưới nước; liên tục từ năm 2015 đến nay, HFIC và Sawaco đã hợp tác chặt chẽ để thực hiện 33 dự án đầu tư xây dựng các hồ chứa nước, tuyến ống cấp nước ở nhiều quận, huyện, trong đó HFIC đóng góp 2.440 tỷ đồng. “Từ các kết quả khả quan trên, HFIC tiếp tục phát huy vai trò là nhà đầu tư mở đường, kêu gọi các thành phần kinh tế khác cùng tham gia đầu tư vào các dự án hạ tầng trọng điểm, tập trung vào các dự án thuộc danh mục đầu tư công được HĐND TPHCM thông qua và dự án thuộc 7 chương trình đột phá của TP”, tiến sĩ Phạm Phú Quốc nhấn mạnh.
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết, với gói tín dụng 3.650 tỷ đồng, hy vọng Sawaco sẽ sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả nhất. Xuất phát từ nhu cầu, tính cấp bách và lộ trình thực hiện các dự án phát triển mạng lưới nước, liên tục từ năm 2015 đến nay, UBND TPHCM đã chỉ đạo xuyên suốt Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài chính phối hợp cùng HFIC và Sawaco để thực hiện 33 dự án xây dựng các hồ chứa nước, tuyến ống cấp nước tại nhiều quận, huyện với tổng mức đầu tư 3.300 tỷ đồng.
“Hiện nay, do nguồn vốn ngân sách dành cho việc phát triển mạng cung cấp nước còn hạn chế, việc liên kết nguồn lực tài chính của HFIC, Vietcombank và các nhà đầu tư khác dành cho Sawaco sẽ là một giải pháp quan trọng để đẩy nhanh việc đưa nước sạch đến người dân. Thành ủy, UBND TP luôn đồng hành và ủng hộ sự tham gia của các nhà đầu tư, tổ chức tài chính để đầu tư cơ sở hạ tầng nói chung, đặc biệt là hệ thống cung cấp nguồn nước sạch cho người dân thành phố nói riêng”, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến khẳng định.
Kêu gọi đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm
Trong xu thế hội nhập và phát triển, TPHCM đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển, nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít thách thức. Chỉ tính riêng giai đoạn 2016-2020, theo Sở Kế hoạch - Đầu tư TP, nhu cầu vốn để đầu tư phát triển TPHCM nói chung và cụ thể cho 7 chương trình đột phá mà trọng tâm tập trung vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng là rất lớn. Trong khi đó, giải quyết vấn đề vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm các quốc gia thành công cho thấy, ngoài nguồn vốn ngân sách đóng vai trò định hướng, dẫn dắt, rất cần có sự tham gia của khu vực tư nhân. Trong bối cảnh cân đối ngân sách của TP còn nhiều khó khăn, cộng với những nghịch lý “làm ra càng nhiều nhưng tỷ lệ được giữ lại càng ít”; trong khi vốn ODA càng lúc càng thu hẹp, huy động ngân sách bị trần giới hạn… không đủ vốn cho tái đầu tư phát triển. Vì vậy, TP phải đối mặt với vấn đề hạ tầng kém phát triển, làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, vốn để đầu tư cải thiện hạ tầng vẫn đang thiếu hụt.
Trong bối cảnh đó, với vai trò là một định chế tài chính nhà nước đặc thù của TP, HFIC là đơn vị tiên phong trong huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng đô thị, phục vụ dân sinh. Theo Tổng giám đốc HFIC Phạm Phú Quốc, chỉ riêng từ năm 2010 đến nay, HFIC đã tài trợ vốn cho 160 dự án hạ tầng trên địa bàn TP với tổng mức đầu tư trên 25.800 tỷ đồng. Các dự án đều bám sát các chương trình trọng điểm của UBND TP về đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội. Bên cạnh việc huy động và tài trợ tín dụng cho các dự án, HFIC cũng phát huy vai trò là nhà đầu tư mở đường thu hút mọi nguồn lực của xã hội tham gia vào các dự án trọng điểm của TP. Hiện HFIC đang xúc tiến đầu tư khoảng 38 dự án, bao gồm cả dự án theo hình thức đối tác công - tư với tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng.
Riêng với các dự án phát triển mạng lưới nước; liên tục từ năm 2015 đến nay, HFIC và Sawaco đã hợp tác chặt chẽ để thực hiện 33 dự án đầu tư xây dựng các hồ chứa nước, tuyến ống cấp nước ở nhiều quận, huyện, trong đó HFIC đóng góp 2.440 tỷ đồng. “Từ các kết quả khả quan trên, HFIC tiếp tục phát huy vai trò là nhà đầu tư mở đường, kêu gọi các thành phần kinh tế khác cùng tham gia đầu tư vào các dự án hạ tầng trọng điểm, tập trung vào các dự án thuộc danh mục đầu tư công được HĐND TPHCM thông qua và dự án thuộc 7 chương trình đột phá của TP”, tiến sĩ Phạm Phú Quốc nhấn mạnh.