Đưa công nghệ đến nông dân
“Là doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp từ Khu Công nghệ phần mềm thuộc Đại học Quốc gia TPHCM, MimosaTEK với đội ngũ đến từ những sinh viên, bạn trẻ có cùng mong muốn ứng dụng khoa học công nghệ để giúp nông dân chuyển từ nền nông nghiệp thuần kinh nghiệm sang nền nông nghiệp dựa trên cơ sở công nghệ thông tin; giúp quản lý nguồn tài nguyên hiệu quả; tăng năng suất vụ mùa, đồng nghĩa với tăng thêm thu nhập”, chị Lê Lan Anh, Giám đốc vận hành MimosaTEK, chia sẻ.
Hoạt động của MimosaTEK gồm thiết bị điều khiển trung tâm làm nhiệm vụ nhận thông tin từ các thiết bị cảm biến và điều khiển các thiết bị thuộc hạ tầng tưới; các thiết bị cảm biến như thiết bị giám sát độ ẩm đất, thiết bị giám sát vi khí hậu nhà kính, đo ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí trong môi trường nhà kính; thiết bị trạm khí tượng để đo các thông số nắng, mưa, gió của môi trường ngoài trời.
Các thiết bị cảm biến này sẽ thu thập thông tin về nhu cầu nước, độ ẩm của cây trồng và truyền tải những thông tin này vào phần ứng dụng trên điện thoại. Nhờ vậy chủ vườn nắm được điều kiện của trang trại và thực hiện lệnh tưới nước phù hợp cho khu vườn. Qua đó, giúp tăng năng suất cây trồng; đồng thời tiết kiệm được nguồn tài nguyên về điện, nước và nhân công.
Là giải pháp cho nền nông nghiệp hiện đại, nhưng để ứng dụng và sử dụng đại trà không phải là điều dễ dàng. Để đưa sản phẩm đến nông dân sản xuất nông nghiệp vừa và nhỏ, MimosaTEK kết hợp với các trung tâm khuyến nông địa phương tổ chức những buổi nói chuyện để người dân hiểu tầm quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững, quản lý các nguồn tài nguyên hiệu quả. Qua đó, giúp nông dân thấy được các giải pháp về công nghệ là công cụ để vận hành phát triển nông nghiệp hiệu quả hơn.
Về ứng dụng trên điện thoại, đội ngũ kỹ thuật ngày một cải tiến để ứng dụng ngày càng đơn giản, dễ sử dụng. Để giải tỏa khâu giá thành của sản phẩm, MimosaTEK đã linh động trong việc thiết kế sản phẩm để người nông dân hay doanh nghiệp đều có thể sử dụng ứng dụng của MimosaTEK vào sản xuất.
Ví như ban đầu người dân chỉ cần thiết bị điều khiển trung tâm để tự động hóa khu vườn thông qua ứng dụng được cài trên điện thoại. Về sau có thể bổ sung thêm các thiết bị cảm biến đo độ ẩm đất, không khí, cảm biến vi khí hậu, cảm biến khí tượng… Các sản phẩm bổ sung sau đều có thể đồng bộ được với các sản phẩm trước.
Ngoài ra, giải pháp của MimosaTEK ứng dụng công nghệ cao không chỉ để giám sát những thông số qua cảm biến mà còn phân tích dữ liệu và đưa ra các khuyến nghị. Chẳng hạn, khuyến nghị về tưới nước chính xác giúp người dùng biết được thời điểm tưới và lượng nước tưới tối ưu nhất cho cây trồng nhằm đảm bảo năng suất.
Đối với các nông trại đã áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, có thể kết hợp điều khiển việc tưới dưỡng chất, tưới phân chung với việc tưới nước. Qua hệ thống cảm biến sẽ nhận được thông số về nồng độ dưỡng chất trong dung dịch phân bón hòa tan, giúp nhà nông có thể kiểm soát dưỡng chất tối ưu cho cây trồng.
Thực tiễn ứng dụng
Là doanh nghiệp sản xuất rau theo tiêu chuẩn GlobalGAP (tiêu chuẩn của châu Âu), TS Nguyễn Bá Hùng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Liên doanh Organik Đà Lạt, cho biết: “Sau khi sử dụng sản phẩm của MimosaTEK áp dụng trên cây cà chua, tôi nhận thấy ngoài việc tiết kiệm được nước tưới, tôi còn dự đoán được thời điểm phát triển của sâu bệnh qua các thông số về nhiệt độ, độ ẩm. Những thông số này giúp tôi phòng ngừa trước các dịch bệnh thông qua các biện pháp vật lý hoặc sinh lý để ức chế sự phát triển của sâu bệnh”.
Sau hơn 2 năm hoạt động, đến nay, giải pháp của MimosaTEK đã được ứng dụng vào giống cây trồng tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Nhận định về giải pháp của MimosaTEK, thầy Nguyễn Anh Thi, Giám đốc Khu công nghệ phần mềm - Trường Đại học Quốc gia TPHCM - cho biết: “Trong mùa nắng hạn, khu vực miền Trung lẫn miền Tây nước ta thiếu nước tưới nghiêm trọng. Ứng dụng giải pháp của MimosaTEK ở quy mô rộng sẽ giúp tiết kiệm được nguồn tài nguyên nước rất lớn. Bên cạnh đó, ứng dụng còn có chức năng sao lưu nhật ký, giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp dễ dàng. Do vậy, việc phát triển những giải pháp của MimosaTEK là rất cần thiết để chúng ta khép kín chuỗi giá trị về nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam”.
Chia sẻ tầm nhìn về giải pháp của MimosaTEK, chị Lan Anh nói: “Ngoài việc thường xuyên cập nhật xu hướng công nghệ trên thế giới, chúng tôi còn nhận thấy tập quán sản xuất nông nghiệp của các nước trong khu vực Đông Nam Á khá tương đồng với nước ta là thuần dựa trên kinh nghiệm. Do vậy, chúng tôi đặt mục tiêu phát triển thật tốt ở thị trường trong nước, sau đó sẽ mang công nghệ này hỗ trợ nông dân ở các nước trong khu vực”.
“Là doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp từ Khu Công nghệ phần mềm thuộc Đại học Quốc gia TPHCM, MimosaTEK với đội ngũ đến từ những sinh viên, bạn trẻ có cùng mong muốn ứng dụng khoa học công nghệ để giúp nông dân chuyển từ nền nông nghiệp thuần kinh nghiệm sang nền nông nghiệp dựa trên cơ sở công nghệ thông tin; giúp quản lý nguồn tài nguyên hiệu quả; tăng năng suất vụ mùa, đồng nghĩa với tăng thêm thu nhập”, chị Lê Lan Anh, Giám đốc vận hành MimosaTEK, chia sẻ.
Hoạt động của MimosaTEK gồm thiết bị điều khiển trung tâm làm nhiệm vụ nhận thông tin từ các thiết bị cảm biến và điều khiển các thiết bị thuộc hạ tầng tưới; các thiết bị cảm biến như thiết bị giám sát độ ẩm đất, thiết bị giám sát vi khí hậu nhà kính, đo ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí trong môi trường nhà kính; thiết bị trạm khí tượng để đo các thông số nắng, mưa, gió của môi trường ngoài trời.
Các thiết bị cảm biến này sẽ thu thập thông tin về nhu cầu nước, độ ẩm của cây trồng và truyền tải những thông tin này vào phần ứng dụng trên điện thoại. Nhờ vậy chủ vườn nắm được điều kiện của trang trại và thực hiện lệnh tưới nước phù hợp cho khu vườn. Qua đó, giúp tăng năng suất cây trồng; đồng thời tiết kiệm được nguồn tài nguyên về điện, nước và nhân công.
Là giải pháp cho nền nông nghiệp hiện đại, nhưng để ứng dụng và sử dụng đại trà không phải là điều dễ dàng. Để đưa sản phẩm đến nông dân sản xuất nông nghiệp vừa và nhỏ, MimosaTEK kết hợp với các trung tâm khuyến nông địa phương tổ chức những buổi nói chuyện để người dân hiểu tầm quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững, quản lý các nguồn tài nguyên hiệu quả. Qua đó, giúp nông dân thấy được các giải pháp về công nghệ là công cụ để vận hành phát triển nông nghiệp hiệu quả hơn.
Về ứng dụng trên điện thoại, đội ngũ kỹ thuật ngày một cải tiến để ứng dụng ngày càng đơn giản, dễ sử dụng. Để giải tỏa khâu giá thành của sản phẩm, MimosaTEK đã linh động trong việc thiết kế sản phẩm để người nông dân hay doanh nghiệp đều có thể sử dụng ứng dụng của MimosaTEK vào sản xuất.
Ví như ban đầu người dân chỉ cần thiết bị điều khiển trung tâm để tự động hóa khu vườn thông qua ứng dụng được cài trên điện thoại. Về sau có thể bổ sung thêm các thiết bị cảm biến đo độ ẩm đất, không khí, cảm biến vi khí hậu, cảm biến khí tượng… Các sản phẩm bổ sung sau đều có thể đồng bộ được với các sản phẩm trước.
Ngoài ra, giải pháp của MimosaTEK ứng dụng công nghệ cao không chỉ để giám sát những thông số qua cảm biến mà còn phân tích dữ liệu và đưa ra các khuyến nghị. Chẳng hạn, khuyến nghị về tưới nước chính xác giúp người dùng biết được thời điểm tưới và lượng nước tưới tối ưu nhất cho cây trồng nhằm đảm bảo năng suất.
Đối với các nông trại đã áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, có thể kết hợp điều khiển việc tưới dưỡng chất, tưới phân chung với việc tưới nước. Qua hệ thống cảm biến sẽ nhận được thông số về nồng độ dưỡng chất trong dung dịch phân bón hòa tan, giúp nhà nông có thể kiểm soát dưỡng chất tối ưu cho cây trồng.
Thực tiễn ứng dụng
Là doanh nghiệp sản xuất rau theo tiêu chuẩn GlobalGAP (tiêu chuẩn của châu Âu), TS Nguyễn Bá Hùng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Liên doanh Organik Đà Lạt, cho biết: “Sau khi sử dụng sản phẩm của MimosaTEK áp dụng trên cây cà chua, tôi nhận thấy ngoài việc tiết kiệm được nước tưới, tôi còn dự đoán được thời điểm phát triển của sâu bệnh qua các thông số về nhiệt độ, độ ẩm. Những thông số này giúp tôi phòng ngừa trước các dịch bệnh thông qua các biện pháp vật lý hoặc sinh lý để ức chế sự phát triển của sâu bệnh”.
Sau hơn 2 năm hoạt động, đến nay, giải pháp của MimosaTEK đã được ứng dụng vào giống cây trồng tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Nhận định về giải pháp của MimosaTEK, thầy Nguyễn Anh Thi, Giám đốc Khu công nghệ phần mềm - Trường Đại học Quốc gia TPHCM - cho biết: “Trong mùa nắng hạn, khu vực miền Trung lẫn miền Tây nước ta thiếu nước tưới nghiêm trọng. Ứng dụng giải pháp của MimosaTEK ở quy mô rộng sẽ giúp tiết kiệm được nguồn tài nguyên nước rất lớn. Bên cạnh đó, ứng dụng còn có chức năng sao lưu nhật ký, giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp dễ dàng. Do vậy, việc phát triển những giải pháp của MimosaTEK là rất cần thiết để chúng ta khép kín chuỗi giá trị về nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam”.
Chia sẻ tầm nhìn về giải pháp của MimosaTEK, chị Lan Anh nói: “Ngoài việc thường xuyên cập nhật xu hướng công nghệ trên thế giới, chúng tôi còn nhận thấy tập quán sản xuất nông nghiệp của các nước trong khu vực Đông Nam Á khá tương đồng với nước ta là thuần dựa trên kinh nghiệm. Do vậy, chúng tôi đặt mục tiêu phát triển thật tốt ở thị trường trong nước, sau đó sẽ mang công nghệ này hỗ trợ nông dân ở các nước trong khu vực”.
Với giải pháp quản lý tưới chính xác, năm 2017 MimosaTEK vinh dự là tổ chức Việt Nam đầu tiên được lựa chọn để triển khai dự án “Securing Water For Food” (Bảo tồn nguồn nước cho thực phẩm). Dự án này do Tổ chức Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp với Tổ chức Hợp tác và Phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA), Bộ Ngoại giao Vương quốc Hà Lan (MFA-NL) và Tổ chức DST (Chính phủ Nam Phi) tài trợ.
Dự án Securing Water For Food ra đời để tìm kiếm và hỗ trợ phát triển các công nghệ, giúp bảo tồn và sử dụng nguồn nước có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới; đồng thời, mang lại nhiều lợi ích cho nông dân nghèo và phụ nữ.
Dự án Securing Water For Food ra đời để tìm kiếm và hỗ trợ phát triển các công nghệ, giúp bảo tồn và sử dụng nguồn nước có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới; đồng thời, mang lại nhiều lợi ích cho nông dân nghèo và phụ nữ.