Du lịch phát triển thiếu bền vững
Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, trong giai đoạn 2011 - 2016, ngành du lịch đã có bước phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng cao, khách du lịch quốc tế tăng 1,7 lần, trung bình tăng 11%/năm; khách du lịch nội địa tăng 2,1 lần, trung bình tăng 16%/năm; tổng thu từ khách du lịch tăng 3,2 lần, trung bình tăng 26%/năm. Riêng năm 2016, du lịch Việt Nam có phát triển vượt bậc khi đón trên 10 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 62 triệu lượt khách du lịch nội địa, nâng tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 417.000 tỷ đồng. Mức tăng trưởng khách du lịch vẫn được duy trì tốt trong 8 tháng năm 2017 với nhiều tín hiệu rất tích cực. Phân tích kỹ hơn về điều này, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết, thông thường tháng 7, 8 là tháng thấp điểm đối với du lịch song Việt Nam có lẽ là một ngoại lệ. Trong thời điểm này, khi nhiều thị trường du lịch có tính cạnh tranh cao như Hàn Quốc, Thái Lan… đều ghi nhận lượng khách sụt giảm thì Việt Nam lượng khách quốc tế vẫn duy trì mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên, xét về tổng thể, sự tăng trưởng này vẫn chưa xứng với tiềm năng, chưa tạo được sự phát triển bền vững cho du lịch Việt. Nguyên nhân được chỉ ra chính là sự thiếu chuyên nghiệp trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch, chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch mang tính khác biệt nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
Đồng tình với quan điểm này, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nói: “Đừng làm du lịch theo kiểu hồn nhiên, tự phát nữa…!”. Theo TS Trần Đình Thiên, hiện du lịch ở nhiều nơi trong nước vẫn đang phát triển một cách tùy nghi tùy hứng, phát triển theo kiểu “chơi cờ nước một” thiếu chuyên nghiệp. Trong khi đó, chuyên nghiệp trong quản trị quốc gia phải bắt đầu từ tầm nhìn định hướng chiến lược, tạo ra cơ chế khuôn khổ cho du lịch chứ còn tùy nghi tùy tiện dựa trên quan hệ xin cho thì không thể chuyên nghiệp.
Chuyên nghiệp phải thể hiện đồng bộ
Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới, giai đoạn 2015 - 2017, năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam tăng 8 bậc nhưng vẫn nằm ở nhóm trung bình, xếp thứ 67/136 nền kinh tế. Hạn chế lớn nhất là chất lượng hạ tầng du lịch, chi tiêu của Chính phủ cho du lịch, chỉ số về thị thực (visa) nhập cảnh rất thấp trong ASEAN. Bên cạnh đó, tài nguyên, tiềm năng ở các loại hình du lịch đều rất lớn nhưng khoảng cách từ tiềm năng, tài nguyên đến sản phẩm du lịch, tính khác biệt và hấp dẫn, chuyên nghiệp còn nhiều hạn chế. Đó là hạn chế nội tại khiến năng lực cạnh tranh của ngành du lịch chưa được nâng cao. Thêm vào đó, tính chuyên nghiệp trong các hoạt động dịch vụ du lịch đứng trước những yêu cầu phải cải thiện rất nhiều mới có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch phải được tiến hành đồng bộ ở tất cả các khâu chứ không phải chỉ ở những khâu do ngành du lịch kiểm soát.
Chia sẻ những khó khăn này, ông Vũ Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long, cho biết, trước đây vịnh Hạ Long nhận được nhiều phản hồi từ du khách như hiện tượng đeo bám, áp mạn tàu du lịch để bán hoa quả, đồ lưu niệm, thậm chí một số bè cá còn nâng khống trọng lượng, giá cả của nhiều mặt hàng hải sản để chia tiền chênh lệch… Với quyết tâm dẹp bỏ những việc phản cảm này, trong thời gian qua đã có nhiều biện pháp quyết liệt được triển khai. Trong vòng 1 năm đã có hơn 100 tàu bị cấm xuất bến, thậm chí có doanh nghiệp bị cấm xuất bến cả 8 tàu trong vòng 6 tháng do nhiều lỗi vi phạm…
Cũng tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc không chỉ tuyên truyền động viên giáo dục mà cần có chế tài cụ thể hơn, nghiêm khắc hơn. Cụ thể như hành vi lừa đảo, chặt chém khách hàng, cơ quan chức năng không chỉ phạt taxi mà còn cần phạt cả chủ công ty taxi để nâng cao tính trách nhiệm… Cùng với đó, các doanh nghiệp du lịch cũng nhắc lại các giải pháp đã đề xuất như: đến cửa khẩu nhân viên hải quan phải hoàn tất thủ tục nhanh, hướng dẫn viên không được trễ hẹn, đến nhà hàng phải nở nụ cười... Chỉ khi ngành du lịch và các cấp, các ngành, toàn xã hội cần phải chung tay tham gia quá trình chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch thì mới tạo dựng thành công hình ảnh điểm đến Việt Nam hấp dẫn, thân thiện...
Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, trong giai đoạn 2011 - 2016, ngành du lịch đã có bước phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng cao, khách du lịch quốc tế tăng 1,7 lần, trung bình tăng 11%/năm; khách du lịch nội địa tăng 2,1 lần, trung bình tăng 16%/năm; tổng thu từ khách du lịch tăng 3,2 lần, trung bình tăng 26%/năm. Riêng năm 2016, du lịch Việt Nam có phát triển vượt bậc khi đón trên 10 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 62 triệu lượt khách du lịch nội địa, nâng tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 417.000 tỷ đồng. Mức tăng trưởng khách du lịch vẫn được duy trì tốt trong 8 tháng năm 2017 với nhiều tín hiệu rất tích cực. Phân tích kỹ hơn về điều này, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết, thông thường tháng 7, 8 là tháng thấp điểm đối với du lịch song Việt Nam có lẽ là một ngoại lệ. Trong thời điểm này, khi nhiều thị trường du lịch có tính cạnh tranh cao như Hàn Quốc, Thái Lan… đều ghi nhận lượng khách sụt giảm thì Việt Nam lượng khách quốc tế vẫn duy trì mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên, xét về tổng thể, sự tăng trưởng này vẫn chưa xứng với tiềm năng, chưa tạo được sự phát triển bền vững cho du lịch Việt. Nguyên nhân được chỉ ra chính là sự thiếu chuyên nghiệp trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch, chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch mang tính khác biệt nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
Đồng tình với quan điểm này, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nói: “Đừng làm du lịch theo kiểu hồn nhiên, tự phát nữa…!”. Theo TS Trần Đình Thiên, hiện du lịch ở nhiều nơi trong nước vẫn đang phát triển một cách tùy nghi tùy hứng, phát triển theo kiểu “chơi cờ nước một” thiếu chuyên nghiệp. Trong khi đó, chuyên nghiệp trong quản trị quốc gia phải bắt đầu từ tầm nhìn định hướng chiến lược, tạo ra cơ chế khuôn khổ cho du lịch chứ còn tùy nghi tùy tiện dựa trên quan hệ xin cho thì không thể chuyên nghiệp.
Chuyên nghiệp phải thể hiện đồng bộ
Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới, giai đoạn 2015 - 2017, năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam tăng 8 bậc nhưng vẫn nằm ở nhóm trung bình, xếp thứ 67/136 nền kinh tế. Hạn chế lớn nhất là chất lượng hạ tầng du lịch, chi tiêu của Chính phủ cho du lịch, chỉ số về thị thực (visa) nhập cảnh rất thấp trong ASEAN. Bên cạnh đó, tài nguyên, tiềm năng ở các loại hình du lịch đều rất lớn nhưng khoảng cách từ tiềm năng, tài nguyên đến sản phẩm du lịch, tính khác biệt và hấp dẫn, chuyên nghiệp còn nhiều hạn chế. Đó là hạn chế nội tại khiến năng lực cạnh tranh của ngành du lịch chưa được nâng cao. Thêm vào đó, tính chuyên nghiệp trong các hoạt động dịch vụ du lịch đứng trước những yêu cầu phải cải thiện rất nhiều mới có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch phải được tiến hành đồng bộ ở tất cả các khâu chứ không phải chỉ ở những khâu do ngành du lịch kiểm soát.
Chia sẻ những khó khăn này, ông Vũ Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long, cho biết, trước đây vịnh Hạ Long nhận được nhiều phản hồi từ du khách như hiện tượng đeo bám, áp mạn tàu du lịch để bán hoa quả, đồ lưu niệm, thậm chí một số bè cá còn nâng khống trọng lượng, giá cả của nhiều mặt hàng hải sản để chia tiền chênh lệch… Với quyết tâm dẹp bỏ những việc phản cảm này, trong thời gian qua đã có nhiều biện pháp quyết liệt được triển khai. Trong vòng 1 năm đã có hơn 100 tàu bị cấm xuất bến, thậm chí có doanh nghiệp bị cấm xuất bến cả 8 tàu trong vòng 6 tháng do nhiều lỗi vi phạm…
Cũng tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc không chỉ tuyên truyền động viên giáo dục mà cần có chế tài cụ thể hơn, nghiêm khắc hơn. Cụ thể như hành vi lừa đảo, chặt chém khách hàng, cơ quan chức năng không chỉ phạt taxi mà còn cần phạt cả chủ công ty taxi để nâng cao tính trách nhiệm… Cùng với đó, các doanh nghiệp du lịch cũng nhắc lại các giải pháp đã đề xuất như: đến cửa khẩu nhân viên hải quan phải hoàn tất thủ tục nhanh, hướng dẫn viên không được trễ hẹn, đến nhà hàng phải nở nụ cười... Chỉ khi ngành du lịch và các cấp, các ngành, toàn xã hội cần phải chung tay tham gia quá trình chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch thì mới tạo dựng thành công hình ảnh điểm đến Việt Nam hấp dẫn, thân thiện...