Hà Tĩnh: Chìm trong biển nước

(SGGPO).- Mưa với cường độ cực lớn kèm theo lượng nước từ vùng thượng nguồn đổ về dồn dập từ sáng ngày 14 đến ngày 17-10, đặc biệt các hồ Kẻ Gỗ, Bộc Nguyên, hồ Sông Rác, hồ thuỷ điện Hố Hô liên tiếp xã lũ để tránh nguy cơ vỡ đập, nước trong các hồ này ào ào chảy về các vùng hạ du quá dữ dội, khiến cho cả địa bàn  thành phố
Hà Tĩnh: Chìm trong biển nước

(SGGPO).- Mưa với cường độ cực lớn kèm theo lượng nước từ vùng thượng nguồn đổ về dồn dập từ sáng ngày 14 đến ngày 17-10, đặc biệt các hồ Kẻ Gỗ, Bộc Nguyên, hồ Sông Rác, hồ thuỷ điện Hố Hô liên tiếp xã lũ để tránh nguy cơ vỡ đập, nước trong các hồ này ào ào chảy về các vùng hạ du quá dữ dội, khiến cho cả địa bàn  thành phố Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà…đều bị ngập chìm và bị cô lập hoàn toàn trong biển nước.

Tất cả các tuyến đường ở vùng nội ô thành phố Hà Tĩnh đều bị ngập chìm trong biển nước. Ảnh chụp lúc 10 giờ 15 phút sáng 17-10.

Tất cả các tuyến đường ở vùng nội ô thành phố Hà Tĩnh đều bị ngập chìm trong biển nước. Ảnh chụp lúc 10 giờ 15 phút sáng 17-10.

Riêng tại  thành phố Hà Tĩnh từ lúc 21 giờ đêm 16-10, đến 11 giờ 30 phút sáng nay 17-10, nước đã ngập sâu từ 1 đến gần 2m, hàng ngàn ngôi nhà dân ở phường Đại Nài, Nam Hà, Nguyễn Du, Văn Yên, Thạch Quý, Tân Giang… bị nước cô lập hoàn toàn.

Tuyến Quốc lộ 1A đoạn từ xã Thạch Bình đến xã Thạch Trung (thành phố Hà Tĩnh), đoạn thị trấn Nghèn (huyện Can Lộc) nước dâng cao từ 1 đến 1,3m khiến giao thông trên tuyến QL này bị tê liệt hoàn toàn, các tuyến xe từ Bắc vào Nam và ngược lại đều phải tạm ngừng di chuyển, trên đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê nước cũng ngập hơn 1m.

Trong khi đó, huyện miền núi Hương Khê đang đứng trước nguy cơ đại hoạ lũ khủng khiếp nhất suốt 50 năm qua (năm 1960, huyện Hương Khê từng gánh chịu trận lũ kinh hoàng), toàn huyện đang “ngàn cân treo sợi tóc”.

Tại Trạm y tế xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh nước lũ đã dâng đến tầng 2. Ảnh: Dương Quang

Tại Trạm y tế xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh nước lũ đã dâng đến tầng 2. Ảnh: Dương Quang

Lúc 11 giờ 15 phút sáng nay, ông Lê Trần Sáng, phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê đang ngồi trên thuyền cứu hộ đi cứu nạn nhân dân đã cố gắng hết sức báo tin về cho PV báo SGGP “huyện Hương Khê đang bị chìm ngập trong lũ, hiện tại lãnh đạo huyện, tỉnh và Bộ đội Biên phòng, Công an, Quân sự đang đi cứu hộ những hộ dân bị ngập quá nóc nhà, có nguy cơ bị cuốn trôi...

Tính đến sáng hôm nay toàn huyện đã cứu nạn được hơn 3.000 người thoát khỏi nguy kịch do nhà bị ngập nóc và đã cuốn trôi. Và đã tổ chức sơ tán khẩn cấp được hơn 10.000 hộ dân đến nơi an toàn…

Tại huyện Vũ Quang, đến 10 giờ sáng nay 12/12 xã đã bị ngập nước và cô lập hoàn toàn, lực lượng Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an, Bộ đội Biên, Quân Khu 4 đã có mặt tại các vùng trọng điểm để sơ tán dân cư, ông Nguyễn Đăng Kỷ, phó Chủ tịch huyện cho biết, đến thời điểm này chỉ mới sơ tán được hơn 5.000 dân đến nơi trú ẩn an toàn và các lực lượng đang tìm cách tiếp cận các xã Đức Hương, Đức Giang, Đức Lĩnh, Hương Điền…để tiếp tục sơ tán dân và tải sản đến nơi trú ẩn.

Tại huyện Cẩm Xuyên do trực tiếp chịu ảnh hưởng từ nguồn nước xã của hồ Kẻ Gỗ, Sông Rác và hồ Bộc Nguyên nên đến thời điểm này đã có 11/27 xã với 30.000 người đã bị nước lũ cô lập hoàn toàn, hiện các lực lượng đã sơ tán được 5.000 người đến nơi an toàn, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và UBND huyện Cẩm Xuyên tiếp tục huy động thêm 16 thuyền máy và 4 xuồng máy cao tốc, 15 thuyền thúng, 200 lực lượng khẩn cấp có mặt tại các xã nguy cấp như Cẩm Duệ, Cẩm Lĩnh, Cẩm Mỹ, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Vịnh…đến nơi trú ẩn an toàn.

Trong khi đó, tại huyện Can Lộc, ông Bùi Huy Tam, Chủ tịch UBND huyện cho biết, tính đến 11 giờ 30 sáng nay mặc dù đập Cửa Thừa Trại Tiểu nước đã tạm chững lại, nhưng nguy cơ vỡ đập và nhấn chím hàng ngàn hộ dân vẫn đang còn rất cao. Hiện 23/23 xã đã bị nước lũ chia cắt, trong đó có 15 xã bị cô lập hoàn toàn.

Cũng theo ông Bùi Huy Tam, đến 11 giờ 30 phút sáng nay trên địa bàn huyện đã có 2 người chết vì bị lũ cuốn (chưa xác định rõ danh tính). Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Bộ Tư lệnh Quân Khu 4 đã huy động 4 xuồng máy cao tốc cùng nhiều ca nô có mặt tại huyện để tổ chức cứu hộ người dân vùng lũ.

Tại thị xã Hồng Lĩnh, tuyến đê La Giang đã lên mức 3,4m vượt mức báo động 2, từ đêm qua (16-10) các lực lượng của tỉnh đã có mặt tại tuyến đê xung yếu lớn nhất tỉnh này túc trực 24/24h đề phòng nguy cơ vỡ đê.

Ông Nguyễn Văn Hỗ, Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh cho biết, toàn huyện đã có 1.630 hộ dân với hơn 6.000 nhân khẩu bị ngập nặng, trong đó 3 phường bị cô lập hoàn toàn, huyện đã mang 500 thùng mì tôm và 200 thùng nước uống đến cứu trợ người dân các phường bị cô lập.

Tại huyện Thạch Hà, bà Bùi Thị Nga, phó Chủ tịch UBND huyện cũng cho biết toàn huyện có 27/31 xã với 10.938 hộ bị ngập nước và cô lập hoàn toàn và đã sơ tán được gần 2.000 hộ dân đến nơi trú ẩn an toàn, ngoài ra có 2 người bị thương nặng đã chuyển vào bệnh viện đa khoa tỉnh cấp cứu.

Thông tin ban đầu từ Ban Chỉ huy PCBL tỉnh Hà Tĩnh, lúc 11 giờ 40 phút cho biết, đợt lũ này đã có 3 người chết (huyện Can Lộc có 2 người và huyện Hương Sơn có 1 người), ngoài ra trong sáng nay Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục huy động 15 thuyền cỡ lớn và ca nô, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 huy động thêm 9 xuồng máy cao tốc khẩn cấp có mặt tại các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang để kịp thời sơ tán dân…

Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Thanh Bình và Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục có công điện hoả tốc yêu cầu các cấp chính quyền Cẩm Xuyên, Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Hồng Lĩnh, Thạch Hà…các lực lượng vũ trang triển khai phương án di dời dân ra khỏi vùng ngập lụt nặng, hạ du các công trình xung yếu, thường xuyên theo dõi sát sao tình hình, chủ động triển khai các phương án ứng phó với mưa lũ, nhất là đề phòng lũ quét và sạt lở đất, đồng thời cử các lực lượng bám sát, chỉ đạo công tác vận hành các hồ đập, sẵn sàng giúp đỡ, ứng cứu nhân dân khi cần thiết, tuyệt đối không được để người dân đói, rét...

Dương Quang

Tin cùng chuyên mục