Tham dự cuộc họp có các đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam, Bí thư Thành ủy TPHCM; Nguyễn Thành Phong, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM; Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM.
Thế nhưng, kết quả khảo sát gần đây cho thấy tình hình ô nhiễm vẫn đang diễn biến theo hướng đáng lo ngại. Nước mặt, nước ngầm, tiếng ồn, không khí, bùn thải… chưa được xử lý đạt yêu cầu. Mức độ ô nhiễm tại nhiều nơi vẫn vượt chuẩn cho phép. Nhiều khu vực ô nhiễm đã gây ảnh hưởng cho khu dân cư.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT TP cho biết, TP có hệ thống kênh rạch chằng chịt len lỏi khắp 24 quận huyện, đây là khu vực tạo cảnh quan cho TP, đồng thời cũng là nguồn tiếp nhận nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cũng như sinh hoạt của người dân.
Hiện nay, tổng lượng nước được khai thác, cấp sử dụng trên địa bàn TPHCM vào khoảng 1.850.000 m3/ngày (lượng nước cấp là 1,2 triệu m3/ngày, nước ngầm khai thác khoảng 650.000 m3/ngày), tương ứng với lượng nước thải vào khoảng 1.750.000 m3/ngày.
Chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn đang bị tác động bởi các nguồn như: Nguồn ô nhiễm do giao thông với 7.976.845 phương tiện gồm xe ôtô, xe mô tô, xe gắn máy đăng ký lưu hành; nguồn ô nhiễm do khí thải công nghiệp: chủ yếu từ các lò hơi đốt dầu (FO), than, củi, trấu (than).
Theo thống kê, tổng số nguồn phát thải khí thải công nghiệp trên địa bàn TP khoảng 839 nguồn, trong đó nguồn thải trong khu công nghiệp (KCN) là 233 nguồn, trong cụm công nghiệp (CCN) là 25 nguồn và ngoài KCN, CCN là 581 nguồn.
Do đó, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 - 2020, đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng, kỳ họp bất thường này của HĐND TP sẽ tập trung thảo luận vấn đề trên. Những xem xét và giải pháp được đề xuất trong cuộc họp này rất quan trọng nhằm xây dựng chất lượng môi trường sống của TP tốt hơn.