Đáng chú ý, theo Cục Thương mại điện tử - Bộ Công thương, phần lớn doanh nghiệp trong nước đã và đang triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở nhiều quy mô, cấp độ; trong đó chủ yếu để giao kết hợp đồng quốc tế.
Thế nhưng, điều đáng bàn chính là đến thời điểm này, các lỗ hổng pháp lý liên quan đến những tranh chấp thương mại điện tử ngày càng tăng nhưng chưa có cách nào để “bịt” một cách hiệu quả. Ví dụ như nội dung liên quan đến các phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến, trình tự, thủ tục pháp lý, giá trị pháp lý, thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan tới nhiều lĩnh vực kinh tế…
Trước thực trạng này, nhiều luật sư đã kiến nghị các bộ ngành nên bổ sung ngay những quy định đối với các trang web bán hàng trực tuyến nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; có chế tài xử phạt nghiêm minh, mạnh tay với những tên miền mập mờ, mạo danh những thương hiệu uy tín để lừa đảo người dùng…
Ngoài ra, các sở ngành cũng nên thường xuyên bêu tên những doanh nghiệp sai phạm, lừa đảo để người dân được biết, có thêm thông tin nhằm bảo vệ chính họ.