Hội nghị Hợp tác Mê Công - Lan Thương: Tập trung hợp tác quản lý, sử dụng nguồn nước

Ngày 23-12, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mê Công - Lan Thương (MLC) lần thứ hai tổ chức tại Siem Reap, Campuchia, đã bế mạc sau 2 ngày nhóm họp. Hội nghị có sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao 6 nước chung dòng sông Mê Công - Lan Thương gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam.

Ngày 23-12, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mê Công - Lan Thương (MLC) lần thứ hai tổ chức tại Siem Reap, Campuchia, đã bế mạc sau 2 ngày nhóm họp. Hội nghị có sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao 6 nước chung dòng sông Mê Công - Lan Thương gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam.

Tại hội nghị, các bộ trưởng ghi nhận những kết quả tích cực mà Hợp tác Mê Công - Lan Thương đã đạt được, như: định hình cơ cấu và nội dung hợp tác với 3 trụ cột (an ninh - chính trị, kinh tế và phát triển bền vững, văn hóa xã hội và giao lưu nhân dân) và 5 lĩnh vực ưu tiên (nguồn nước, hợp tác năng lực sản xuất, kết nối, hợp tác kinh tế qua biên giới, nông nghiệp và giảm nghèo)... Về hợp tác thời gian tới, các bộ trưởng nhất trí sớm xây dựng Kế hoạch Hành động 5 năm để duy trì đà phát triển và động lực của cơ chế hợp tác; khởi động Quỹ Hợp tác Mê Công - Lan Thương, đặc biệt hỗ trợ các nước thực hiện các dự án/chương trình hợp tác…

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, Hợp tác Mê Công - Lan Thương cần tập trung vào việc tăng cường hợp tác trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công, cân bằng và hài hòa lợi ích cũng như trách nhiệm giữa các nước ven sông để bảo đảm sự phát triển bền vững của khu vực. Ngoài ra, cơ chế Mê Công - Lan Thương cần chú trọng thúc đẩy kết nối khu vực, ưu tiên hỗ trợ các nước thành viên thực hiện các dự án hạ tầng lớn, phát triển các hành lang kinh tế liên quốc gia và nâng cao năng lực thực thi các chính sách tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư…

MINH CHÂU

Tin cùng chuyên mục