Hội thảo quốc tế nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ: Phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc

(SGGP).– Đó là nội dung chính của ngày làm việc đầu tiên trong khuôn khổ hội thảo quốc tế về nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ chủ đề “Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và những lối hòa đàn ngẫu hứng” ngày 9-1 tại TPHCM, do Bộ VH-TT-DL, Viện Âm nhạc phối hợp cùng UBND TPHCM tổ chức. Tham gia hội thảo có các nghệ sĩ, nghệ nhân đờn ca tài tử, các câu lạc bộ đờn ca tài tử của 21 tỉnh, thành khu vực phía Nam cùng các giáo sư, nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống quốc tế.

(SGGP).– Đó là nội dung chính của ngày làm việc đầu tiên trong khuôn khổ hội thảo quốc tế về nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ chủ đề “Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và những lối hòa đàn ngẫu hứng” ngày 9-1 tại TPHCM, do Bộ VH-TT-DL, Viện Âm nhạc phối hợp cùng UBND TPHCM tổ chức. Tham gia hội thảo có các nghệ sĩ, nghệ nhân đờn ca tài tử, các câu lạc bộ đờn ca tài tử của 21 tỉnh, thành khu vực phía Nam cùng các giáo sư, nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống quốc tế.

Với tính chất rất đặc trưng, sự kết hợp tài tình giữa tính bác học và dân gian, tính nghệ thuật hàn lâm và chân thành, gần gũi, bộ môn nghệ thuật có trên trăm năm tuổi này ngày càng phát triển trở thành một kho tàng văn hóa đồ sộ, phong phú, nét văn hóa đặc trưng của con người và vùng đất Nam bộ. Theo Bộ VH-TT-DL, hiện cả nước có hơn 2.000 CLB đờn ca tài tử với gần 22.700 thành viên đang hoạt động đã minh chứng cho sự hấp dẫn và sức sống mãnh liệt của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ.

Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Huỳnh Vĩnh Ái khẳng định, không chỉ dốc sức hoàn tất hồ sơ quốc gia trình tổ chức UNESCO (hạn cuối là ngày 31-3) để vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, sắp tới Bộ VH-TT-DL và các ban ngành chức năng sẽ có nhiều chương trình hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị di sản văn hóa của dân tộc.

Hội thảo diễn ra đến hết ngày 11-1.

T.M.An

Tin cùng chuyên mục