Hợp tác cộng đồng bảo tồn động vật hoang dã

Nhằm tăng cường kiểm soát mua bán trái phép động vật hoang dã, từ năm 2008, Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (Wildlife Conservation Society - WCS) đã triển khai dự án chống buôn bán động vật hoang dã tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai.

Nhằm tăng cường kiểm soát mua bán trái phép động vật hoang dã, từ năm 2008, Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (Wildlife Conservation Society - WCS) đã triển khai dự án chống buôn bán động vật hoang dã tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai.

WCS được thành thành lập từ năm 1895, với mục tiêu bảo vệ động vật hoang dã cùng các vùng đất hoang dã. Tại Việt Nam, tổ chức này hợp tác với các ngành chức năng từ trung ương đến địa phương để ngăn chặn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp thông qua các hoạt động tập huấn tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức qua truyền thông.

Dự án của WCS tại Lâm Đồng và Đồng Nai được triển khai từ năm 2008 và kéo dài cho đến hết năm nay. Theo WCS hai địa phương này là khu vực quan trọng với diện tích rừng còn rất lớn, tính đa dạng sinh học cao, có nhiều chủng loài động vật sinh sống, nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm đang bị đe dọa như: vượn đen má hung, chà và chân đen, voi châu Á, bò tót, tê giác 1 sừng, cá sấu Xiêm, gà so cổ hung, trĩ sao… Đây còn là địa bàn trung chuyển động vật hoang dã về thị trường tiêu thụ lớn TPHCM.

Tại Lâm Đồng, có ít nhất 175 thợ săn chuyên nghiệp đang hoạt động tại các địa bàn, đặc biệt là huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên, thậm chí ở các khu vực được bảo vệ như vườn quốc gia Bi Đúp – Núi Bà, Vườn Quốc gia Cát Tiên, hàng chục cơ sở bán buôn, và nhiều nhà hàng kinh doanh thịt thú rừng… Theo điều tra thì có khoảng 600- 1.200 kg thịt thú rừng được tiêu thụ mỗi ngày.

Theo tiến sĩ Scott Roberton, Quản lý dự án chống buôn bán động vật hoang dã của WCS, sắp đến, dự án sẽ tổ chức thêm nhiều đợt tấp huấn cùng thực hành nhận dạng loài tại tỉnh Lâm Đồng cũng như Đồng Nai. Hy vọng, trong thời gian đến có thể ngăn chặn được việc mua bán sử dụng động vật hoang dã trái phép theo Nghị định 32 của Chính phủ, nhưng để bền vững hơn, cần nâng cao nhận thức chung của cả cộng đồng và rất mong sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông cho mục tiêu này.  

V.TRỌNG 


Đầu tư toàn diện dâu, tằm

Theo Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng, hiện nghề trồng dâu, nuôi tằm đang hồi phục tại địa phương. Để phát triển lại nghề trồng dâu, nuôi tằm, ngành nông nghiệp đang ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất cây dâu và giống tằm. Trong đó, chuyển đổi diện tích giống dâu cũ, năng suất thấp sang trồng giống dâu mới (dâu lai Trung Quốc); phát triển chăn nuôi tằm theo hướng kinh tế như: xây dựng nhà nuôi tằm con tập trung; nuôi tằm 2 giai đoạn: tằm con nuôi tập trung, tằm lớn nuôi dưới đất.

Hiện tỉnh Lâm Đồng cũng đã phê duyệt dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu dâu tằm trên toàn tỉnh (giai đoạn năm 2010-2015). Tổng nguồn vốn đầu tư cho dự án là 104,7 tỷ đồng. Dự kiến, đến năm 2015, Lâm Đồng sẽ ổn định diện tích dâu tằm vào khoảng 9.000 ha dâu, trong đó, có 80% giống dâu mới cao sản, năng suất bình quân khoảng 25 tấn lá/ha/năm. 

H.HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục