Với mức tăng trưởng trung bình 15% - 20%/năm, ngành công nghiệp chế biến và đóng gói bao bì Việt Nam được đánh giá khá hấp dẫn đối với các nhà cung cấp máy móc thiết bị nước ngoài hoạt động trong ngành này.
Trong khi đó, theo đánh giá của các chuyên gia, ngành bao bì trong nước sẽ phải đối đầu với nhiều thách thức lớn về mặt công nghệ khi yêu cầu của khách hàng đối với nhà sản xuất ngày càng khắt khe, như bao bì phải mỏng, nhẹ, thân thiện với môi trường, thiết kế và in ấn đẹp mắt, ấn tượng…
Theo Hiệp hội In Việt Nam, những năm gần đây, ngành công nghiệp đóng gói bao bì và in ấn tại Việt Nam đã phát triển mạnh với giá trị sản xuất tăng trung bình 15% - 20%/năm. Đặc biệt, công nghiệp đóng gói thực phẩm tăng 38% (giai đoạn 2015-2020), trong khi đó nhu cầu về nguyên vật liệu và máy móc cũng tăng 25%. Một trong những thách thức mà ngành công nghiệp đóng gói bao bì và in ấn trong nước phải đối mặt là công nghệ chưa cao, thiết kế còn đơn giản và ít mẫu mã khiến các doanh nghiệp chưa thực sự tham gia vào chuỗi giá trị và tạo ra lợi nhuận bền vững, trong khi nhu cầu trong nước ngày càng cao đối với hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm và mở rộng xuất khẩu những sản phẩm cần được đóng gói.
Giải pháp hàng đầu được các chuyên gia đưa ra là sự thay đổi và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất, sử dụng vật liệu mới, đầu tư dây chuyền sản xuất tiên tiến nhằm tăng tính hiệu quả và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Riêng tại TPHCM, số liệu thống kê cho thấy, thị phần in ấn và đóng gói bao bì của TPHCM chiếm 60%-65% của cả nước và mức độ tăng trưởng khoảng 15%/năm.
Hiện tại Việt Nam có hơn 1.000 nhà máy đóng gói bao bì, khoảng 70% trong số đó tập trung ở các tỉnh thành phía Nam (chủ yếu ở TPHCM).
Ông Nguyễn Văn Dòng, Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam, cho biết khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng đang có sự tăng trưởng cao về ngành công nghiệp đóng gói bao bì và in ấn với mức tăng 55% trong vòng 10 năm trở lại đây. Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế về chi phí lao động thấp và nhu cầu nội địa cao nhưng đa phần lại có công nghệ thấp, lạc hậu, khâu thiết kế chưa có nhiều sáng tạo. Thực tế, hiện trong nước chỉ có vài công ty đủ khả năng đầu tư công nghệ để phát triển sản xuất bao bì cao cấp vì chi phí đầu tư cao. Ngoài ra, doanh nghiệp ngành bao bì và in ấn trong nước đang bị cạnh tranh khá khốc liệt với hàng nhập khẩu đến từ Trung Quốc. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong nước cần có cơ chế hỗ trợ về tài chính nhằm giúp đầu tư công nghệ hiện đại để theo kịp với xu hướng toàn cầu, cũng như tăng cường bảo vệ môi trường.
Bộ Công thương nhận định, in ấn và đóng gói bao bì là một trong những ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ đắc lực nhất cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt đối với ngành chế biến thực phẩm. Cùng với nhu cầu gia tăng về số lượng, ngành công nghiệp này cũng đang hướng đến những công nghệ in và đóng gói tự động hóa để cho ra đời những sản phẩm bao bì thông minh. Chính vì vậy, nhu cầu về máy móc, thiết bị hiện đại cũng không ngừng tăng cao, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật, nâng cấp thiết bị và đổi mới công nghệ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của đối tác và khách hàng.
Ông Nguyễn Văn Dòng, Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam, cho biết khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng đang có sự tăng trưởng cao về ngành công nghiệp đóng gói bao bì và in ấn với mức tăng 55% trong vòng 10 năm trở lại đây. Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế về chi phí lao động thấp và nhu cầu nội địa cao nhưng đa phần lại có công nghệ thấp, lạc hậu, khâu thiết kế chưa có nhiều sáng tạo. Thực tế, hiện trong nước chỉ có vài công ty đủ khả năng đầu tư công nghệ để phát triển sản xuất bao bì cao cấp vì chi phí đầu tư cao. Ngoài ra, doanh nghiệp ngành bao bì và in ấn trong nước đang bị cạnh tranh khá khốc liệt với hàng nhập khẩu đến từ Trung Quốc. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong nước cần có cơ chế hỗ trợ về tài chính nhằm giúp đầu tư công nghệ hiện đại để theo kịp với xu hướng toàn cầu, cũng như tăng cường bảo vệ môi trường.
Bộ Công thương nhận định, in ấn và đóng gói bao bì là một trong những ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ đắc lực nhất cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt đối với ngành chế biến thực phẩm. Cùng với nhu cầu gia tăng về số lượng, ngành công nghiệp này cũng đang hướng đến những công nghệ in và đóng gói tự động hóa để cho ra đời những sản phẩm bao bì thông minh. Chính vì vậy, nhu cầu về máy móc, thiết bị hiện đại cũng không ngừng tăng cao, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật, nâng cấp thiết bị và đổi mới công nghệ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của đối tác và khách hàng.