Kê kích, nâng các gối và dầm cầu Đà Rằng

Từ ngày 9-3, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã cử chuyên gia đầu ngành để khảo sát, đưa ra phương án khắc phục sự cố cầu Đà Rằng trên quốc lộ 1 bắc qua sông Ba, TP Tuy Hòa (Phú Yên).
Kê kích, nâng các gối và dầm cầu Đà Rằng

Từ ngày 9-3, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã cử chuyên gia đầu ngành để khảo sát, đưa ra phương án khắc phục sự cố cầu Đà Rằng trên quốc lộ 1 bắc qua sông Ba, TP Tuy Hòa (Phú Yên).

Theo đó, đơn vị thi công sẽ đục một phần bê tông để kê kích, nâng các gối và dầm cầu lên cân bằng nhau, chống rung lắc khi có phương tiện qua lại. Dự kiến, việc khắc phục sẽ hoàn thành vào ngày 14-3 tới.

Khảo sát dầm cầu, tìm phương án khắc phục sự cố.

Khảo sát dầm cầu, tìm phương án khắc phục sự cố.

Cách đây vài ngày, cầy cầu dài nhất miền Trung này phần tấm gối bằng cao su bị xoay, trượt ra ngoài, gây sụp lún dầm hơn 50cm. Trụ T27 và 2 tấm gối cầu bằng cao su dày 50cm kê trên đầu dầm số 1 và số 2 của nhịp số 28 bị dịch chuyển khỏi đá kê gối gần 60cm. Một phần mặt cầu phía Nam trụ T27 bị lún thấp hơn mặt cầu phía Bắc 3cm, lan can bị xô lệch, đứt gãy. 2 tấm gối cao su kê trên đầu dầm nhịp số 27 cũng bị trôi lệch, mặt cầu có nhiều vết nứt rộng hơn 1cm.

Theo nhận định ban đầu của các chuyên gia, nguyên nhân là do điểm kê gối cầu sai so với thiết kế; trong khi đó, có ý kiến cho rằng, do ban ngày nhiệt độ cao nên cầu giãn ra, ban đêm co lại.

Cầu Đà Rằng dài hơn 1.500m, được thi công khẩn cấp trong hơn 12 tháng, đưa vào sử dụng tháng 11-2004 với kinh phí trên 420 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản, do Ban Quản lý PMU18 thuộc Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Cũng có ý kiến cho rằng, do công trình bị “thúc” tiến độ, xây dựng trên nền đất yếu dẫn đến sự cố.

HOÀNG PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục