Kết nối kiều bào với biển đảo quê hương

Chiều 31-7, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM tổ chức tọa đàm “Vai trò của kiều bào với biển đảo quê hương”.
Ông Hoàng Chí Hùng (bìa trái), Chủ nhiệm CLB Ảnh báo chí  Hội Nhà báo TPHCM, tặng các đại biểu sách ảnh về biển đảo
Ông Hoàng Chí Hùng (bìa trái), Chủ nhiệm CLB Ảnh báo chí Hội Nhà báo TPHCM, tặng các đại biểu sách ảnh về biển đảo

Tham dự có bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu”.

Ông Phùng Công Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM, cho biết, thời gian qua, kiều bào đã có nhiều hoạt động thiết thực hướng về biển đảo quê hương. Trong đó, ông Trần Thắng (Việt kiều Mỹ, gốc Đà Nẵng) sưu tập và tặng TP Đà Nẵng hàng trăm bản đồ cổ do nhiều quốc gia trên thế giới xuất bản, thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong lãnh hải Việt Nam.

Thông tin về CLB “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu”, bà Trương Mỹ Hoa cho hay, thể hiện trách nhiệm với biển đảo, giúp người dân và chiến sĩ yên tâm bám biển, CLB đang hỗ trợ thường xuyên hơn 110 học sinh, chủ yếu là con em ngư dân, con em chiến sĩ tàu ngầm, cảnh sát biển… 

Việc làm cầu nối giữa đất liền và biển đảo của CLB đã nhận được nhiều sự chung tay của đồng bào trong và ngoài nước. Đó không phải là sự đồng cảm bình thường mà là sự thống nhất từ trong trái tim, cùng hướng về biển đảo. Trả lời câu hỏi làm gì để bảo vệ biển đảo trong tình hình hiện nay, bà Trương Mỹ Hoa cho rằng, rất cần sự đoàn kết và sự chung tay thiết thực của từng người.

Chia sẻ về cách góp sức của mình, kiều bào Nguyễn Trung Kiên, Chủ nhiệm Quỹ “Vì chủ quyền biển đảo Việt Nam” tại Hàn Quốc, kể, những ngày được đến Trường Sa vào năm 2015 là những ngày lịch sử của cuộc đời ông, khi chứng kiến đời sống rất khó khăn của quân dân Trường Sa và nhà giàn DK1 trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. Sau chuyến đi, ông và GS-TS Trần Hải Linh cùng bàn cách gắn kết nhiều trái tim cùng hướng về Trường Sa. Năm 2015, Quỹ “Vì chủ quyền biển đảo Việt Nam” tại Hàn Quốc ra đời và năm 2016 đã có dự án thiết thực đầu tiên: đưa hệ thống điện năng lượng mặt trời ra Trường Sa. Nhớ lại lần tới đảo Cô Lin, nơi chỉ cách đảo Gạc Ma 1,5 hải lý, để lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, ông Nguyễn Trung Kiên chia sẻ: Từ tàu nhìn về đảo thấy đèn điện thắp sáng, nhưng cứ bật rồi tắt, bật rồi tắt, 3 lần như thế. Chúng tôi nhủ thầm, “hỏng rồi, dự án vứt đi rồi, đèn không sáng”. Nhưng sau đó, qua bộ đàm, được biết anh em trên đảo nháy đèn 3 lần để cảm ơn tàu và chào tàu. Chúng tôi thật xúc động. Ông Nguyễn Trung Kiên cho rằng, dự án có ý nghĩa thực tế như vậy nên đã được duy trì và phát triển, không chỉ thu hút kiều bào ở Hàn Quốc mà còn có sự tham gia của kiều bào 20 quốc gia. Đến nay, quỹ đã trang bị hệ thống điện năng lượng mặt trời tới 23 điểm đảo, nhà giàn.

Từ câu chuyện của mình và các kiều bào, ông Nguyễn Trung Kiên cho rằng, để phát huy vai trò của kiều bào với biển đảo, trước hết, Đảng, Nhà nước cần cung cấp đầy đủ thông tin và hình ảnh sớm nhất về tình hình biển đảo tới kiều bào. “Thông tin chính thống phải đưa ra sớm hơn thông tin không chính thống. Đó là cách hiệu quả, thiết thực và lan tỏa nhanh nhất đến kiều bào, nhất là kiều bào trẻ”, ông Nguyễn Trung Kiên góp ý.

Nhà báo Đỗ Thiện, Trưởng ban Quốc tế, Báo Pháp luật TPHCM, cũng đề nghị cần chú trọng thông tin chính thống, không để bất đối xứng thông tin. Cơ quan chức năng cần kết nối hệ thống du học sinh, cung cấp thông tin nhiều hơn về biển Đông tới các bạn trẻ du học. Đồng thời, cần tạo điều kiện cho các kiều bào trẻ được đi thăm Trường Sa, giúp kết nối kiều bào trẻ với biển đảo quê hương.

Ông Nguyễn Tuấn, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ TPHCM, cũng cho rằng, cần công khai hóa tất cả lý lẽ, thông điệp trong việc đấu tranh về chủ quyền biển đảo để người Việt Nam trong và ngoài nước hiểu được quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước. Trong khi đó, ông Steve Bùi (kiều bào Hàn Quốc) đề nghị, cần huy động sự đóng góp trí tuệ, tài sản của người dân trong, ngoài nước để cải thiện cơ sở vật chất ngoài đảo xa và nhấn mạnh: “Chúng tôi sẵn sàng đóng góp ngay”.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Thế giới

Hai tàu hải quân New Zealand thăm hữu nghị Việt Nam

Hai tàu hải quân New Zealand thăm hữu nghị Việt Nam

Trưa 24-9, hai tàu hải quân New Zealand gồm tàu hộ vệ tên lửa HMNZS Te Mana và tàu tiếp tế HMNZS Aotearoa do Chuẩn Đô đốc James Gilmmour, Tư lệnh Liên quân New Zealand dẫn đầu đã cập Cảng quốc tế TPHCM, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Việt Nam trong 5 ngày.

Cải cách hành chính

TP Thủ Đức: Hoàn thiện 15 phòng, ban chuyên môn và 1 trung tâm hành chính

Căn cứ Nghị quyết 98 của Quốc hội, kỳ họp lần thứ 11 HĐND TPHCM vừa thông qua nghị quyết về cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ các tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND TP Thủ Đức. Liên quan đến vấn đề này, PV Báo SGGP có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng.

ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

Cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng

Cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng

Những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang bước vào đợt vận động bầu cử. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, bà Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM khẳng định, MTTQ các cấp sẽ hỗ trợ tối đa, tạo điều kiện để các ứng viên có cơ hội được trình bày chương trình hành động của mình. Qua đó, cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Tô Thị Bích Châu tiếp nhận quà của Tổng Lãnh sự Thái Lan tại TPHCM giúp đỡ người dân miền Trung khắc phục hậu quả bão lụt trong năm 2020

Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam: Thúc đẩy tinh thần Đổi mới ngày càng sâu rộng

Trong suốt thời gian từ ngày 25-1 đến ngày 1-2-2021, Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐSCVN) đã diễn ra thành công tốt đẹp ở Thủ đô Hà Nội. Tôi xin chúc mừng Việt Nam đã đạt được những thành tựu tại kỳ Đại hội này. Đây là dấu mốc ý nghĩa và quan trọng trong lịch sử và sự phát triển đất nước, thúc đẩy tinh thần Đổi mới ngày càng sâu rộng.
Sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống

Sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống

Đại hội XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp. Đặc biệt, với trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, người đảng viên, nhiều đại biểu đều khẳng định sẽ quyết tâm đưa nghị quyết Đại hội sớm đi vào cuộc sống. Phóng viên Báo SGGP ghi nhận một số ý kiến.
Quang cảnh Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Kết quả Đại hội XIII phản ánh thành tựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về lễ bế mạc Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như các kết quả bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, trong đó nhấn mạnh việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.