Với khoảng 63% trong tổng trữ lượng 830 - 840 tỷ mét khối nguồn nước bên ngoài lãnh thổ, an ninh nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào những động thái phát triển trên các con sông quốc tế như sông Hồng, sông Mê Công. Việc coi trọng các ứng xử, hoạt động đảm bảo an ninh nguồn nước phục vụ phát triển được xem là một trong những giải pháp cấp bách hiện nay.
Nước là nguồn lực quan trọng, yếu tố sống còn cho sản xuất lương thực và theo tính toán, nông nghiệp của cả thế giới đang sử dụng tới 70% lượng tiêu thụ nước. Tuy nhiên, những năm gần đây với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, cùng việc sử dụng chưa hợp lý khiến nguồn nước ngày càng trở nên khan hiếm. Nhiều nước trên thế giới đã và đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, sản xuất lương thực. Sự suy giảm đáng kể của nhiều lưu vực sông, trong đó có sông Mê Công, ngày càng gay gắt. Nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm (vốn chiếm 95% nguồn cung nước sạch toàn cầu) cũng đe dọa các thành phố lớn, trong đó có TPHCM của Việt Nam. Cùng với thiếu nước là tình trạng nước biển dâng, xâm nhập mặn, nước thải chưa qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sản xuất, sinh hoạt của người dân. Nhiều ý kiến cho rằng, nước không chỉ là tài nguyên của một quốc gia mà còn là tài nguyên xuyên biên giới của các nền kinh tế. Do đó, cần khẩn trương xây dựng và thực hiện các chiến lược quản lý tổng hợp, tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế trong quản lý tài nguyên nước. Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả nhất.
Trong các năm qua, việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam. Nhiều phương pháp và cách tiếp cận quản lý mới đã được nghiên cứu và ứng dụng, như phương pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước, phương pháp quản lý nước theo lưu vực sông, ứng dụng công nghệ tiên tiến để tái chế, phát triển nguồn nước mới... Trao đổi về vấn đề này, bà Phan Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, khẳng định: “Phát triển ngành nước theo hướng bền vững là mục tiêu quan trọng của Chính phủ Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giai đọan 2011 - 2020. Trong những năm qua, lĩnh vực cấp thoát nước đã đạt được những kết quả nhất định như tỷ lệ người dân đô thị sử dụng nước sạch từ hệ thống cung cấp nước tập trung đạt 84,5%; tỷ lệ nước thải được thu gom và xử lý đạt 14%. Tuy nhiên, việc đầu tư quản lý, phát triển cấp thoát nước còn hạn chế do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu và mô hình tổ chức chưa hiệu quả; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; năng lực tiếp cận với công nghệ, thiết bị tiên tiến chưa được chú trọng”. Trước những hạn chế và thách thức trên, bà Linh cho biết, dự kiến Luật Cấp nước sẽ được ban hành vào năm 2019, Luật Thoát nước và xử lý nước thải sẽ được ban hành vào năm 2020. Khi các luật về tài nguyên nước được ban hành, việc quản lý sẽ hiệu quả hơn. Không dừng lại ở đó, Việt Nam cũng đang tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp cấp, thoát nước. Đồng thời, Chính phủ đang đẩy mạnh tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là hợp tác với các quốc gia ở thượng nguồn các con sông lớn để cùng bảo vệ, chia sẻ, khai thác công bằng, hiệu quả nguồn tài nguyên nước.
Nước là nguồn lực quan trọng, yếu tố sống còn cho sản xuất lương thực và theo tính toán, nông nghiệp của cả thế giới đang sử dụng tới 70% lượng tiêu thụ nước. Tuy nhiên, những năm gần đây với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, cùng việc sử dụng chưa hợp lý khiến nguồn nước ngày càng trở nên khan hiếm. Nhiều nước trên thế giới đã và đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, sản xuất lương thực. Sự suy giảm đáng kể của nhiều lưu vực sông, trong đó có sông Mê Công, ngày càng gay gắt. Nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm (vốn chiếm 95% nguồn cung nước sạch toàn cầu) cũng đe dọa các thành phố lớn, trong đó có TPHCM của Việt Nam. Cùng với thiếu nước là tình trạng nước biển dâng, xâm nhập mặn, nước thải chưa qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sản xuất, sinh hoạt của người dân. Nhiều ý kiến cho rằng, nước không chỉ là tài nguyên của một quốc gia mà còn là tài nguyên xuyên biên giới của các nền kinh tế. Do đó, cần khẩn trương xây dựng và thực hiện các chiến lược quản lý tổng hợp, tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế trong quản lý tài nguyên nước. Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả nhất.
Trong các năm qua, việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam. Nhiều phương pháp và cách tiếp cận quản lý mới đã được nghiên cứu và ứng dụng, như phương pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước, phương pháp quản lý nước theo lưu vực sông, ứng dụng công nghệ tiên tiến để tái chế, phát triển nguồn nước mới... Trao đổi về vấn đề này, bà Phan Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, khẳng định: “Phát triển ngành nước theo hướng bền vững là mục tiêu quan trọng của Chính phủ Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giai đọan 2011 - 2020. Trong những năm qua, lĩnh vực cấp thoát nước đã đạt được những kết quả nhất định như tỷ lệ người dân đô thị sử dụng nước sạch từ hệ thống cung cấp nước tập trung đạt 84,5%; tỷ lệ nước thải được thu gom và xử lý đạt 14%. Tuy nhiên, việc đầu tư quản lý, phát triển cấp thoát nước còn hạn chế do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu và mô hình tổ chức chưa hiệu quả; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; năng lực tiếp cận với công nghệ, thiết bị tiên tiến chưa được chú trọng”. Trước những hạn chế và thách thức trên, bà Linh cho biết, dự kiến Luật Cấp nước sẽ được ban hành vào năm 2019, Luật Thoát nước và xử lý nước thải sẽ được ban hành vào năm 2020. Khi các luật về tài nguyên nước được ban hành, việc quản lý sẽ hiệu quả hơn. Không dừng lại ở đó, Việt Nam cũng đang tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp cấp, thoát nước. Đồng thời, Chính phủ đang đẩy mạnh tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là hợp tác với các quốc gia ở thượng nguồn các con sông lớn để cùng bảo vệ, chia sẻ, khai thác công bằng, hiệu quả nguồn tài nguyên nước.