Chiều 30-3, Navigos Group công bố báo cáo về đào tạo và phát triển trong doanh nghiệp: Thực trạng và xu hướng trong thời kỳ chuyển đổi số.
Kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp cho thấy, Covid-19 khiến doanh nghiệp cắt giảm các hoạt động về đào tạo và phát triển. Trong năm 2020, 41% doanh nghiệp tham gia khảo sát phải giảm một phần các hoạt động đào tạo. 10% doanh nghiệp ngừng hoàn toàn mọi hoạt động liên quan đến yếu tố này.
Điểm đáng lo ngại là nhiều doanh nghiệp không có các chương trình đào tạo về ngoại ngữ, tin học và bán hàng. Có 43% doanh nghiệp không dành các chương trình đào tạo cho các kỹ năng cơ bản và quan trọng, bao gồm kỹ năng ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật…); 24% doanh nghiệp không có các chương trình đào tạo các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin; 22% doanh nghiệp không có các chương trình đào tạo về bán hàng – tiếp thị – quan hệ khách hàng.
Navigos Group đánh giá, việc thiếu hụt các chương trình đào tạo kỹ năng nền tảng nói trên sẽ có thể dẫn đến khả năng doanh nghiệp bị “hụt hơi” trong việc cạnh tranh trên thị trường không chỉ về sản phẩm, dịch vụ mà còn trong việc giữ chân các nhân viên giỏi. Chưa kể đến các chương trình đào tạo giờ đây bắt buộc phải đổi mới trong thời kỳ chuyển đổi số.
Điểm sáng tích cực là gần 50% doanh nghiệp vẫn giữ nguyên ngân sách dành cho đào tạo và phát triển. Theo các doanh nghiệp, kết quả làm việc của nhân viên sau đào tạo là thước đo quan trọng nhất của chương trình đào tạo. Mục đích chính của đào tạo chủ yếu để tăng năng suất làm việc của nhân viên.
Hình thức đào tạo dựa trên công việc (on the job training) đang được các doanh nghiệp đánh giá là hiệu quả nhất trong các loại hình đào tạo. Có thể thấy, tại các doanh nghiệp, việc đào tạo dựa trên yêu cầu thực tiễn của công việc vẫn luôn đóng vai trò quan trọng nhất. Người được đào tạo sẽ được học và được hướng dẫn từ những chuyên gia giỏi nhất, có kinh nghiệm nhất trong tổ chức. Hình thức này cũng rõ ràng tiết kiệm được chi phí đào tạo cho doanh nghiệp.

Trong thời kỳ chuyển đổi số, các doanh nghiệp cho rằng, đào tạo trực tuyến là xu hướng trong tương lai. Song, ít tương tác giữa con người với nhau lại là rảo cản lớn nhất của đào tạo trực tuyến.
Theo Navigos Group, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, sự thành công và phát triển bền vững của một doanh nghiệp được đo lường bằng chính sự phát triển vượt trội về con người trong doanh nghiệp đó.
Để việc đào tạo và phát triển hiệu quả, Navigos Group cho rằng, đội ngũ lãnh đạo, đặc biệt là quản lý cấp cao cần xây dựng “văn hóa học tập” và “học tập suốt đời” bằng cách làm gương cũng như tạo động lực để việc học tập này được triển khai rộng rãi trong doanh nghiệp. Cho dù ngân sách dành cho đào tạo nhiều hay ít, thì sự cam kết của đội ngũ lãnh đạo trong việc đầu tư cho con người là quan trọng nhất.
Đánh giá chuyển đổi số là yêu cầu trọng tâm đối với doanh nghiệp, theo Navigos Group, áp dụng công nghệ trong đào tạo gần như là bắt buộc để có thể theo kịp được các yêu cầu về chuyển đổi số.
Ông Gaku Echizenya, Tổng Giám đốc của Navigos Group nhận định, có lẽ chưa bao giờ kỷ nguyên số lại đòi hỏi các doanh nghiệp tại Việt Nam phải chuyển mình mạnh mẽ đến như vậy. Chuyển đổi số trong kỷ nguyên số không còn là các dự báo xa vời mà đó là những yêu cầu sống còn nếu chúng ta muốn phát triển nhanh và bền vững. Chính vì thế, theo ông Gaku Echizenya, đào tạo và phát triển là một trong những chìa khóa quan trọng để giúp doanh nghiệp thực sự chuyển đổi thành công.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Nợ xấu chưa xử lý vẫn ở mức cao
-
Tăng trưởng kinh tế năm 2022 khoảng 5,2 - 6,2%
-
Tìm giải pháp giảm nghèo bền vững khu vực miền Trung – Tây Nguyên
-
Tập trung thực hiện hiệu quả liên kết du lịch giữa TPHCM và ĐBSCL
-
Cách chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với ông Trần Văn Dũng
-
Hành động để giảm ùn tắc tại cảng Cát Lái
-
Phải có kế hoạch giải ngân cụ thể từng dự án
-
Kỳ vọng vào Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL
-
Đồng Tháp: Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, văn hóa - du lịch
-
Sáu lưu ý hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%-8,5%