Không hút thuốc lá: Biện pháp xử phạt phải khả thi

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe của bản thân người hút mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của người thân và cộng đồng. Thế nhưng, dù Nhà nước đã ban hành mức xử phạt hành vi hút thuốc lá tại các địa điểm bị cấm từ năm 2005, tuy nhiên đến nay lệnh cấm vẫn chưa được người hút thuốc ngán ngại.

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe của bản thân người hút mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của người thân và cộng đồng. Thế nhưng, dù Nhà nước đã ban hành mức xử phạt hành vi hút thuốc lá tại các địa điểm bị cấm từ năm 2005, tuy nhiên đến nay lệnh cấm vẫn chưa được người hút thuốc ngán ngại.

Hút thuốc lá thường do tò mò bắt chước, đua đòi với chúng bạn hay tập ra vẻ người lớn của một số thanh thiếu niên. Do không được nhắc nhở, cấm đoán từ người lớn, dẫn đến trẻ tập hút rồi trở thành người nghiện thuốc. Dù biết rõ tác hại của việc hút thuốc lá nhưng không phải ai cũng dễ từ bỏ. Vì vậy, người lớn cần theo sát phát hiện và ngăn cấm việc hút thuốc của con cái ngay từ lúc trẻ mới tập hút thuốc, nhắc trẻ tránh xa môi trường có người hút thuốc, và bản thân phải làm gương cho con trẻ chứ không thể có chuyện cha hút thuốc mà ngăn cấm con. Trong trường học, công sở và bệnh viện, cần có nội quy, quy định cấm hút thuốc trong đơn vị mình. Ai vi phạm sẽ bị trừ vào điểm thi đua. Tại những nơi công cộng, việc tuyên truyền cần đi đôi với xử phạt nghiêm minh người hút thuốc mới mong hạn chế việc hút thuốc. Từ quy định đến việc thực thi đòi hỏi Nhà nước phải có biện pháp khả thi khi xử phạt người hút thuốc.

Thiết nghĩ, muốn cấm hút thuốc cần có những biện pháp đồng bộ như cần có bảng cấm tại những nơi cấm hút thuốc, bên cạnh đó cần có phòng hút thuốc. Riêng đội ngũ xử phạt, nên chăng giao cho lực lượng thanh niên xung phong và sẽ trích ra một tỷ lệ nhất định từ tiền thu được do xử phạt làm tiền thưởng cho đội ngũ này. Với Nhà nước, ngoài việc đề ra lộ trình sẽ tăng thuế và giá, áp dụng mức thuế cao đối với các sản phẩm thuốc lá nhập khẩu, cần xem lại việc phát triển ngành thuốc lá trong nước. Trước mắt cũng cần tăng thuế, giá với thuốc lá sản xuất trong nước. Không thể vì lo sợ tiền thuế thu được từ ngành thuốc lá mang lại thất thu, mà phải nghĩ đến những tác hại do hút thuốc lá gây ra và kinh phí ngân sách chi cho điều trị các bệnh về hút thuốc không nhỏ. Theo đánh giá của Bộ Y tế, Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới, có tới 53% nam giới trưởng thành hút thuốc lá và đang có xu hướng tăng dần. Điều đáng lo ngại là tỷ lệ hút thuốc lá trong thanh thiếu niên độ tuổi 17 - 24 khá cao (trong đó có cả nữ giới), chiếm 43,6% tổng người hút thuốc.

Năm 2010 Chính phủ quy định cấm hút thuốc lá tại tất cả các nơi công cộng, trong nhà, và ngay từ bây giờ cơ quan truyền thông và Nhà nước mạnh tay phê phán và xử lý người hút thuốc. Có như thế mới mong hạn chế việc hút thuốc nơi công cộng. Không nên làm theo kiểu “đánh trống bỏ dùi” để rồi mọi việc đâu vẫn vào đó như trước đây chúng ta đã làm.

LÊ TĂNG ĐỊNH

Bài vở tham gia diễn đàn văn hóa  xin gởi về: Báo SGGP, 203 Phùng Hưng, P14, Q5, TPHCM hoặc Email: vhvn@sggp.org.vn
 

Tin cùng chuyên mục