Kiếm tiền triệu nhờ hẹ nước

Lâu nay, khi mùa nước lên, con cá, con tôm, rùa, rắn, bông súng, bông điên điển… là sản vật, đặc sản của người dân vùng nước nổi ở ĐBSCL. Nhưng mấy năm gần đây, ở vùng Đồng Tháp Mười của Long An xuất hiện một loại sản vật mà người dân nơi đây gọi là hẹ nước. Loại sản vật này có hình thù giống như cây hẹ, nhưng lá mỏng và mềm như lá lúa non, lại mọc dưới nước nên người dân gọi tên hẹ nước.
Kiếm tiền triệu nhờ hẹ nước

Lâu nay, khi mùa nước lên, con cá, con tôm, rùa, rắn, bông súng, bông điên điển… là sản vật, đặc sản của người dân vùng nước nổi ở ĐBSCL. Nhưng mấy năm gần đây, ở vùng Đồng Tháp Mười của Long An xuất hiện một loại sản vật mà người dân nơi đây gọi là hẹ nước. Loại sản vật này có hình thù giống như cây hẹ, nhưng lá mỏng và mềm như lá lúa non, lại mọc dưới nước nên người dân gọi tên hẹ nước.

Chị Lan - một người dân bán lẻ hẹ nước bên quốc lộ 62 thuộc địa bàn ấp 5 xã Tân Lập, với giá 30.000 đồng/kg, mỗi ngày chị kiếm cũng hơn 300.000 đồng.

Chị Lan - một người dân bán lẻ hẹ nước bên quốc lộ 62 thuộc địa bàn ấp 5 xã Tân Lập, với giá 30.000 đồng/kg, mỗi ngày chị kiếm cũng hơn 300.000 đồng.

Những người dân kỳ cựu ở đây cho biết, có lần một người dân đi giăng lưới tình cờ phát hiện một loại “cỏ lạ” mọc dưới nước. Tò mò nên người này hái một bụi rồi thử đưa vào miệng nhấp nháp coi mùi vị ra sao. Thấy vị lạt lạt giống như bông súng và sẵn tới giờ cơm trưa nên nhổ thêm một số bụi để chấm mắm kho. Nào ngờ, khi chấm loại “cỏ lạ” này vào mắm kho, lá hẹ trở nên giòn hơn, có vị ngọt, ăn rất ngon, ngon hơn chấm bông súng hay bông điên điển với mắm kho.

Thế là từ đó món hẹ nước chấm mắm kho được phổ biến rộng khắp vùng Đồng Tháp Mười và đương nhiên trở thành món đặc sản ở đây, và cũng từ đó nó được phổ biến đến nhiều nơi.

Điều thú vị là vùng Đồng Tháp Mười ở Long An gần như nơi nào cũng có hẹ nước, nhưng hẹ nước mọc nhiều nhất là ở ấp 5 xã Tân Lập huyện Mộc Hóa. Cánh đồng rộng hàng ngàn hécta nhưng hẹ nước chỉ mọc gom lại trong phạm vi khoảng 200ha.

Ông Phan Thanh Tuấn, Trưởng ấp 5, cho biết: “Từ đầu mùa nước nổi đến nay, xóm hẹ nước ở ấp 5, khoảng 40 hộ dân, cung cấp cho thị trường hàng tấn rau đặc sản này mỗi ngày, thu về hàng chục triệu đồng (giá 10.000 đồng/kg)”. Cũng theo ông Tuấn, xóm hẹ nước này hình thành hơn 4 năm qua và trở thành địa chỉ quen thuộc của các thương lái đến mua hẹ nước. Nhờ vậy mấy năm qua, người dân ở đây có thêm thu nhập vào mùa nước nổi, ngoài việc đánh bắt chuột, lươn, cá, rắn…

Bà Lê Thị Ánh, một người dân khai thác hẹ nước, cho biết: “Đi nhổ hẹ nước không khó. Chỉ cần cái thau và cái xuồng. Người thì lặn xuống nhổ hẹ bỏ vào thau, khi đầy thau thì chuyền cho người trên xuồng giặt giũ hẹ cho sạch rồi xếp ngay ngắn, khi đầy xuồng chở về bán cho thương lái đợi sẵn ở quốc lộ 62”.

Cứ thế, mỗi ngày từ sáng sớm đến trưa, mỗi nhà đi nhổ hẹ kiếm cũng được hơn 400.000 đồng. Không trồng, không chăm sóc, lại bán được nhiều tiền nên mấy năm nay mỗi khi đến mùa nước nổi là người dân ở đây mừng khấp khởi. Ai cũng bảo nhau hẹ nước là của trời cho. Nhất là năm nay, nước lên chậm nên thời gian thu hoạch hẹ kéo dài hơn 2 tháng và xóm hẹ nước này ai cũng vui hơn, nhất là lúc hẹ nước hút hàng giá lên đến 25.000 - 30.000 đồng/kg.

Một số chủ đất của cánh đồng hẹ nước cũng cho thuê mặt ruộng với giá 15.000 đồng/người/ngày, hoặc chia tỷ lệ phần trăm với người thu hoạch hẹ nước. Tuy giảm một phần thu nhập, nhưng nhiều người vẫn cười bảo rằng: “Chia nhau mà sống, của trời cho mà”.

Đăng Nguyên

Tin cùng chuyên mục