Kỷ niệm 10 năm Internet Việt Nam: VDC tri ân khách hàng

Kể từ khi modem còn là công cụ để truyền số liệu qua kênh thoại cho tới lúc xuất hiện công nghệ mạng truyền số liệu mạch gói X25, năm 1997, Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) đã bắc nhịp và đưa Internet vào Việt Nam, khởi đầu cho một dịch vụ không thể thiếu, là cơ sở hạ tầng của kinh tế xã hội trong kỷ nguyên thông tin. Đêm 26-12, tại TP.HCM, Trung tâm VDC2 đã tổ chức lễ tri ân khách hàng nhân dịp kỷ niệm 10 năm Internet Việt Nam.

Kể từ khi modem còn là công cụ để truyền số liệu qua kênh thoại cho tới lúc xuất hiện công nghệ mạng truyền số liệu mạch gói X25, năm 1997, Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) đã bắc nhịp và đưa Internet vào Việt Nam, khởi đầu cho một dịch vụ không thể thiếu, là cơ sở hạ tầng của kinh tế xã hội trong kỷ nguyên thông tin. Đêm 26-12, tại TP.HCM, Trung tâm VDC2 đã tổ chức lễ tri ân khách hàng nhân dịp kỷ niệm 10 năm Internet Việt Nam.
 
Có thể thấy, quá trình phát triển Internet 10 năm của Việt Nam đã tạo nên một thế lực mới, đặt nền tảng cho sự phát triển của VDC. Từ chỗ chỉ lo giải quyết sinh kế hàng ngày cho người lao động đến chỗ phải xác lập một chiến lược phát triển lâu dài, bền vững, có hướng đi sáng rõ, đóng góp vào sự phát triển và quá trình điều tiết, cân bằng sự phát triển kết cấu, hạ tầng CNTT giữa các vùng miền, phục vụ các nhiệm vụ chính trị - xã hội. 

Dưới đây là các sự kiện nổi bật của VDC qua 10 năm Internet Việt Nam
 
* Năm 1997 : Dự án mạng trục Internet quốc gia hoàn thành, góp phần đưa Việt Nam hoà nhập với mạng lưới thông tin toàn cầu và dịch vụ Internet chính thức được cung cấp rộng rãi tại Việt Nam
* Năm 1998 : Hai hệ thống Mail offline cũng được xây dựng trong năm đó tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đi kèm các dịch vụ khác như cấp Domain name, truy cập VNN gián tiếp.
* Năm 1999 : Internet pha 2 được đưa vào khai thác, nâng tổng số lên 10 Node truy cập trực tiếp và mở rộng tới 54/61 tỉnh thành truy cập qua 1260. Việc đưa vào cung cấp dịch vụ VNN 1268 và VNN 1269 là một bước đột phá mạnh vào thị trường, cung cấp cho khách hàng cách tiếp cận với Internet đơn giản và tiện dụng.

* Năm 2000 : một loạt các nhóm dịch vụ triển khai trên nền Internet ra đời như: Web Hosting, thiết kế web, dịch vụ cài đặt trang thông tin của khách hàng trên Internet, dịch vụ đăng ký và truy tìm tên miền, dịch vụ lưu trữ thông tin trên mạng, dịch vụ đặt biểu tượng, cập nhật thông tin cho khách hàng, thiết lập liên kết, cho thuê chỗ đặt máy chủ, cung cấp thông tin, CSDL…

* Năm 2001:  Truyền thông, VNN Infogate, quảng cáo điện tử, chứng thực điện tử, các dịch vụ thương mại điện tử, truyền hình theo yêu cầu…, trong đó có những dịch vụ lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, như các bản tin thư, tạp chí điện tử, sách điện tử, danh bạ điện tử, tư vấn trực tuyến...

* Năm 2002: Cung cấp dịch vụ VNN/Internet Roaming với tất cả các nước trên thế giới

*  Năm 2003 :
+ Cung cấp dịch vụ Internet băng rộng MegaVNN và dịch vụ Internet không dây WIFI@VNN đầu tiên tại Việt Nam. Sự ra mắt của dịch vụ này đã phần nào giải tỏa sự trông đợi của những khách “ghiền” Internet vốn đang kêu ca rất nhiều về tốc độ “rùa bò” của Internet.

+ Mạng truy nhập VNN qua thoại quay nội hạt đã bao phủ 61/61 tỉnh, thành; dung lượng kênh đi quốc tế là 42Mbps. Cùng thời gian này, chỉ số dung lượng kênh Internet quốc tế/thuê bao của Việt Nam là 600Mbps (theo cách tính của ITU), cao hơn nhiều so với Malaysia và xấp xỉ Thái Lan, tương đương với mặt bằng chung trong khu vực.

+ Lần đầu tiên mở các kênh Internet STM1, đưa tổng dung lượng kênh đi quốc tế lên 760Mbps.

+ Đưa vào cung cấp dịch vụ Gọi 171, dịch vụ FoneVNN và VPN/VNN.

* Năm 2004: VDC ký hợp đồng cung cấp kênh Internet quốc tế tốc độ cao với Công ty Viễn thông Lào. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tiến hành cung cấp kênh kết nối Internet cho nước ngoài, đánh dấu một bước phát triển mới của Viễn thông Việt Nam.

*  Năm 2005 : Xuất khẩu Internet VN sang Campuchia

*  Năm 2006 :  Thử nghiệm thành công dịch vụ Wimax tại Lào Cai

*  Năm 2007 : Kỷ niệm 10 năm VNN/Internet, các ISP tại Việt Nam (VNPT, Viettel, EVN Telecom, SPT) đã ký kết hợp tác về nâng cao chất lượng dịch vụ.
 
Hiện nay VDC có hơn 200.000 thuê bao MegaVNN-ADSL, hơn 800 nghìn thuê bao Internet trực tiếp, hơn 2.000 thuê bao FrameRelay, gần 1.000 thuê bao VPN,… VDC vẫn đang tiếp tục giữ vị trí là nhà cung cấp dịch vụ Internet và truyền số liệu lớn nhất Việt Nam.

Kh.V
 

Tin cùng chuyên mục