Làm nhà cho ốc mượn hồn

Làm nhà cho ốc mượn hồn

Nghệ sĩ Nhật Bản Aki Inomata đã có sáng kiến sản xuất những ngôi nhà cho ốc mượn hồn lấy cảm hứng từ các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới.

Xem những chú ốc mượn hồn như những “ẩn sĩ nghèo”, Inomata bắt tay vào việc thiết kế bộ vỏ để bảo vệ cho những sinh vật nhỏ bé dễ bị tổn thương này. Sinh ra đã không có “nhà” nên với sinh vật này, không có nhà sẽ trở thành miếng mồi ngon của các loài sinh vật biển khác. Vì vậy tìm “nhà” là một vấn đề sống còn của chúng. Nhưng để làm sao những cái vỏ này có thể được những con ốc mượn hồn chấp nhận còn là vấn đề khác. Một trong những mô hình kỳ lạ của Inomata là một tòa lâu đài bằng thủy tinh. Inomata tìm cách buộc thân hình chú ốc mượn hồn vào cái vỏ trống rỗng này.

Một trong những thiết kế độc đáo “căn nhà” cho ốc mượn hồn.

Một trong những thiết kế độc đáo “căn nhà” cho ốc mượn hồn.

Nhưng mọi thứ không phải lúc nào cũng ổn. Rất khó có thể để ép buộc các ẩn sĩ chấp nhận những căn nhà mới này dù nó rất “khang trang”. Cũng như thế giới của con người, những năm gần đây, nhiều bãi biển trên thế giới loài ốc mượn hồn ngày càng khó tìm nơi dung thân. Vì vậy, việc chế tạo nhà ở cho chúng càng vô cùng cấp bách.

Nhưng sự cố gắng miệt mài của nghệ sĩ Nhật Bản Aki Inomata đã tạo ra những kiến trúc riêng biệt cho động vật chân đốt này. Mẫu mã của các căn nhà thật đa dạng, từ các kiểu nhà chọc trời ở New York đến nhà phố, từ các cụm nhà nghỉ mát trên sườn đồi đến các tòa nhà lớn hình khối ở Paris, loài “ẩn sĩ” đang tha hồ lựa chọn.

Sử dụng công nghệ quét 3D, Inomata xây dựng mô hình 3D của một vỏ ốc trống, hoàn chỉnh với đỉnh bên trong xoắn ốc - một tính năng rất quan trọng cho phép các con ốc mượn hồn bám chặt vào phần cuối cơ thể dạng nhọn của nó, sau đó bổ sung thêm một loạt các tính năng kiến trúc, trước khi in ấn vỏ ra trong nhựa trong suốt. Sau đó cô đã lắp ráp con vật để lựa chọn tùy ý.

Inomata lấy ý tưởng từ việc thay đổi quyền sở hữu của Đại sứ quán Pháp ở Tokyo khi khu đất của cựu Đại sứ quán Pháp tại Nhật Bản đã được Pháp cho phép sử dụng đến tháng 10-2009. Sau đó, tòa nhà này trở thành tài sản của Nhật Bản trong 50 năm tiếp theo và sau đó nữa lại trở về Pháp. Khái niệm này làm nghệ sĩ nghĩ đến ốc mượn hồn, thay đổi vỏ. Cùng một mảnh đất hòa bình chuyển từ nước này sang nước khác, mặc dù cơ thể của sinh vật là như nhau…

Với những ngôi nhà lạ lẫm như trên cho ốc mượn hồn, một số bãi biển tại Morocco đang trở nên vui mắt hơn với du khách khi ốc mượn hồn đội nhà đi chơi.

HUY QUỐC

Tin cùng chuyên mục