Trưa 27-3, nguồn tin của PV Báo SGGP cho biết, Hạt Kiểm lâm huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định) đã có báo cáo về kết quả điều tra, xử lý vụ nhiều cây cổ thụ bị “xẻ thịt” giữa rừng phòng hộ giáp ranh huyện Vân Canh và huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) mà Báo SGGP đã có loạt bài phản ánh.
Liên quan đến vụ nhiều cây cổ thụ bị "xẻ thịt" giữa rừng phòng hộ huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định), Thường trực Huyện ủy Vân Canh cho biết, đến thời điểm này đơn vị đại diện chủ rừng là UBND huyện này vẫn chưa hề báo cáo với Thường trực Huyện ủy để kịp thời ngăn chặn, xử lý.
Chiều 21-3, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, UBND tỉnh này đã có văn bản chỉ đạo kiểm tra, xử lý vụ phá rừng, khai thác gỗ trái phép ở khu vực rừng phòng hộ giáp ranh xã Tây Xuân (huyện Tây Sơn) và xã Canh Liên (huyện Vân Canh, cùng tỉnh Bình Định) theo thông tin Báo SGGP phản ánh.
Liên quan đến vụ loạt cây rừng cổ thụ, cây rừng tự nhiên bị "xẻ thịt" giữa rừng phòng hộ giáp ranh huyện Vân Canh, huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) mà Báo SGGP đã phản ánh, hiện lực lượng kiểm lâm đã vào cuộc, phối hợp với các bên để mở rộng điều tra, xử lý vụ việc.
PV Báo SGGP vừa có cuộc thâm nhập vào vùng rừng phòng hộ giáp ranh xã Tây Xuân (huyện Tây Sơn) và xã Canh Liên (huyện Vân Canh), ghi nhận ở đây hàng chục cây cổ thụ đường kính lên đến gần 1m bị "xẻ thịt".
Tin nóng buổi trưa của SGGPO ngày 20-3 có các thông tin: Điều tra, xử lý đôi nam nữ làm “xiếc” bằng xe SH trên đèo Hải Vân; Liên tiếp xảy ra nữ sinh bị đánh hội đồng ở Vĩnh Long; Nhiều cây cổ thụ bị "xẻ thịt" giữa rừng phòng hộ ở Bình Định…
Sau khi nhận thông tin phản ánh của người dân địa phương về tình trạng phá rừng quy mô lớn, PV Báo SGGP đã có mặt tại rừng phòng hộ giáp ranh xã Tây Xuân (huyện Tây Sơn) và xã Canh Liên (huyện Vân Canh) để ghi nhận thực trạng cây rừng phòng hộ bị tàn phá.
Hàng chục cây rừng cổ thụ, đường kính từ 30cm đến trên 1m đang giữ vai trò quan trọng trong quần thể rừng phòng hộ giáp ranh các huyện Vân Canh, huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) vừa bị lâm tặc “tàn sát”.
Bộ NN-PTNT vừa có Công văn số 1250/BNN-TCLN đề nghị Chủ tịch UBND 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Phước tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng và xử lý nghiêm các đối tượng chống người thi hành công vụ.
Ngày 27-2, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án hủy hoại rừng, tuyên phạt 6 bị cáo tổng cộng 31 năm tù giam. Mức án này đã giảm từ 1-2 năm so với phiên sơ thẩm. Các bị cáo đều thường trú tại TP Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Thời gian qua, dù ngành chức năng đã tăng cường thực hiện các giải pháp quyết liệt để ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, tuy nhiên số vụ vi phạm lâm luật vẫn chưa có chiều hướng giảm.
Lâm tặc đã tàn phá 6ha rừng ở tiểu khu 813, xã Đắk Kơ Ning, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Công an đã khởi tố vụ án "Huỷ hoại rừng", đồng thời xác định được các đối tượng liên quan để tiếp tục điều tra.
Trong lúc Tống Thành Sĩ (39 tuổi) và Nguyễn Văn Phát (25 tuổi, cùng ngụ xã Cửa Cạn) đang chặt phá rừng đặc dụng trên đảo Phú Quốc thì bị lực lượng kiểm lâm bắt quả tang.
Các cây rừng bị chặt hạ nằm rải rác ở 2 tiểu khu. Sau khi chặt hạ, các đối tượng lợi dụng thời tiết, địa hình đã lén lút vận chuyển ra khỏi rừng để đưa đi tiêu thụ.
Liên tục từ năm 2010 đến nay, diện tích rừng Phú Quốc bị suy giảm, hiện tại chỉ còn khoảng 37.000ha đất rừng. Đây cũng là diện tích mà Phú Quốc đang nỗ lực giữ, nhưng với thực tế chặt phá cây lấn chiếm đất rừng đang diễn ra, thì để giữ rừng cũng thật gian nan.
Sau khi có thông tin phản ánh từ báo chí, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm vụ phá rừng tại tiểu khu 158C, TP Đà Lạt.
Ngày 31-5, UBND huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) cho biết, đã có báo cáo về tình hình xử lý vụ việc phá rừng tại các Tiểu khu 699 và 708, trong đó xác định chính xác diện tích rừng tự nhiên bị chặt phá là 13,93ha, giảm 4,714ha so với thống kê ban đầu. Ngoài ra, bước đầu đã xác định được 7 đối tượng liên quan đến vụ việc.