Trả lời pháp luật

Lấn chiếm lối đi, cơ quan nào giải quyết?

(Huỳnh Văn Diệu –

Hỏi: Trước đây, 4 anh chị em chúng tôi được cha, mẹ phân chia mỗi người một phần đất để cất nhà, riêng tôi được hưởng thêm một phần đất phía trong. Do phần đất này nằm phía trong, nên khi chia có chừa ra một con đường ngang 1,5m để làm lối đi vào nhà đất của tôi. Năm 1993, khi cha tôi mất tôi đã đồng ý cho các anh chị của mình hợp thức hóa phần nhà đất của mình. Đến tháng 3-2007, chị và mẹ tôi bàn bạc đòi chiếm giữ con đường chỉ chừa lại cho 0,8m so với trước đây là 1,5m. Nay xin hỏi, mẹ và chị tôi có quyền lấn chiếm lối đi vào nhà tôi không? Tôi có quyền ngăn chặn không? (Huỳnh Văn Diệu – 638 tổ 6, KP5, P. Linh Đông, Q. Thủ Đức)

Trả lời:
Theo trình bày của ông, nguồn gốc con đường được hình thành từ khi cha mẹ ông phân chia đất cho anh chị em ông. Mục đích chừa con đường là làm lối đi vào phần nhà đất của ông. Vị trí, hiện trạng và diện tích lối đi đã được xác định khi chia, gia đình ông đã sử dụng lối đi này từ khi nhận đất cho đến nay không ai có ý kiến tranh chấp. Như vậy, quyền sử dụng lối đi này của gia đình ông được quy định tại Điều 275 Bộ luật Dân sự.

Khi anh chị em ông được cấp Giấy chứng nhận QSHNƠ & QSDĐƠ đối với phần nhà đất được chia, trường hợp trong giấy chứng nhận ghi nhận con đường này là thông hành địa dịch, lối đi chung, lúc đó không ai có quyền lấn, chiếm dụng lối đi này để sử dụng riêng. Nếu mẹ và chị ông có tranh chấp, lấn chiếm lối đi này ông có quyền khiếu nại đến chính quyền địa phương để yêu cầu giải quyết, trong trường hợp hòa giải không thành ông được quyền khởi kiện ra tòa án. Trong thời gian chờ giải quyết, ông có quyền yêu cầu cơ quan chức năng ngăn chặn, buộc những người lấn chiếm tháo dỡ phần lấn chiếm, trả lại hiện trạng lối đi như ban đầu. 

Luật sư VĨNH ĐẠI
Đoàn Luật sư TPHCM

Tin cùng chuyên mục