Lãng phí nước ở nơi thiếu nước

Huyện Krông Pa là địa phương xa nhất của tỉnh Gia Lai, giáp với tỉnh Phú Yên, trong hàng chục năm qua, vùng “khô khát” này quẩn quanh với chuyện nước nôi. Vài năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng giúp địa phương vùng sâu, vùng xa này cải thiện nguồn nước, khí hậu, đặc biệt là xây dựng công trình thủy lợi Ia Mlah tưới cho hơn 5.000ha cây trồng của nhân dân tại chỗ. Song, một nghịch lý đang diễn ra: nước đã đầy hồ và chảy về hệ thống kênh chính, nhưng các cánh đồng, nương rẫy ở Krông Pa vẫn khô hạn dài dài.
Lãng phí nước ở nơi thiếu nước

Huyện Krông Pa là địa phương xa nhất của tỉnh Gia Lai, giáp với tỉnh Phú Yên, trong hàng chục năm qua, vùng “khô khát” này quẩn quanh với chuyện nước nôi. Vài năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng giúp địa phương vùng sâu, vùng xa này cải thiện nguồn nước, khí hậu, đặc biệt là xây dựng công trình thủy lợi Ia Mlah tưới cho hơn 5.000ha cây trồng của nhân dân tại chỗ. Song, một nghịch lý đang diễn ra: nước đã đầy hồ và chảy về hệ thống kênh chính, nhưng các cánh đồng, nương rẫy ở Krông Pa vẫn khô hạn dài dài.

“Không ngọt bằng nước suối”...

Krông Pa được mệnh danh là “chảo lửa” của tỉnh Gia Lai và cả khu vực Tây Nguyên, nhiệt độ trung bình cả năm lên đến 340C, quanh năm thiếu nước sinh hoạt nên cuộc sống của người dân ở đây gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, chỉ trong vòng chưa đầy 5 năm (từ 1998 đến 2012), gần 60 công trình nước sinh hoạt tập trung ở 12 xã của huyện Krông Pa, với nguồn vốn hàng trăm tỷ đồng từ trung ương và tỉnh đã được quy hoạch xây dựng, nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân tại đây. Tuy nhiên, phần lớn người dân trong huyện là đồng bào Jrai, do quen với tập tục từ ngàn đời là gùi nước từ các sông, suối về dùng nên khi các công trình nước sạch hoàn thiện đưa vào sử dụng, người dân ở đây lại quay lưng lại, với lý do: “Nước này không ngọt bằng nước suối, không có tiền để trả!”

Chị Ksor Hnon ở buôn Thim, xã Phú Cần (huyện Krông Pa) cho biết: “Mình lấy nước suối về cho cả nhà cùng uống, từ xưa nhà mình đã uống nước như thế này. Uống nước này mát, ai cũng thích. Nhà mình cũng có giếng, có nước máy nhưng không uống được”. Tại buôn Thim, cũng giống như nhà chị Ksor Hnon, mặc dù đã có vòi nước máy lắp đặt ngay tận nhà nhưng gia đình bà Kpă H’Blai cũng chỉ dùng để sinh hoạt như rửa chén bát, tắm gội chứ không thể dùng nước này để uống. “Hàng ngày gia đình tôi vẫn phải xuống suối lấy nước về uống…”, bà Kpă H’Blai nói.

 Hồ chứa và kênh mương đã đầy ắp nước, nhưng chỉ mới đưa vào sản xuất được 98ha/1.500ha lúa nước theo thiết kế. Chúng tôi đã hoàn thiện công việc của mình đúng tiến độ. Hiện nay nước chưa về đồng ruộng là trách nhiệm của tỉnh và huyện 

Phó Giám đốc Ban 8 Trần Viết

Do không thường xuyên được sử dụng nên nhiều công trình nước sạch, đặc biệt là các giếng nước từ các Chương trình 134, 135… đang có dấu hiệu xuống cấp; nguồn nước tại một số giếng bị ô nhiễm nặng, hàm lượng vôi trong nước rất cao, khó uống, tắm giặt, sử dụng hàng ngày rất dễ mắc các bệnh về da, đường tiêu hóa… Mặc dù được đầu tư nhiều tiền của nhưng trong tổng số gần 60 công trình nước sạch sinh hoạt được xây dựng tại huyện Krông Pa, đến nay có đến hơn 20% công trình chưa phát huy được hiệu quả và đang xuống cấp với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Ông Nguyễn Quang Huy, Chủ tịch UBND xã Ia Mlah, một trong 12 xã trong toàn huyện Krông Pa được đầu tư hệ thống nước sạch cho biết: Hiện xã đã lắp ráp xong đường ống “xương cá” dẫn nước cho 70 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (kể cả đường ống và đồng hồ), thế nhưng thực tế còn nhiều vướng mắc. Vướng mắc lớn nhất là người dân địa phương còn nghèo, không có tiền thanh toán, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số chê nước máy không sử dụng…
 
Ruộng rẫy khát nước

Tháng 5-2005, nhân dân các dân tộc huyện Krông Pa hân hoan khi thấy Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 8 (thuộc Bộ NN-PTNT, gọi tắt là Ban 8) đưa phương tiện cơ giới, máy móc về khởi công công trình thủy lợi Ia Mlah. Không phấn khởi sao được, khi vùng Phú Túc (tên của huyện Krông Pa trước đây) anh hùng trong kháng chiến ngày nào lại cứ bị cái đói, cái nghèo đeo đuổi mãi. Cũng dễ hiểu vì đây là vùng xa của tỉnh Gia Lai, cách tỉnh lỵ Pleiku đến 150km, trong số hơn 60.000 nhân khẩu toàn huyện thì hơn phân nửa là đồng bào Jrai, toàn bộ cuộc sống của họ đều xoay quanh chuyện sản xuất nông nghiệp. Ở đây đồng đất bạc màu, quanh năm nắng nóng hầm hập, lượng mưa trung bình chỉ chừng hơn 800mm/năm, tới mùa mưa là đất đai đầy sình lầy.
 
Dự án thủy lợi Ia Mlah được xây dựng từ nguồn vốn của Bộ NN-PTNT. Năm 2005, bộ giao cho Ban 8 làm chủ đầu tư cụm công trình đầu mối gồm: Đập đầu mối, 17km kênh chính, hơn 20km kênh cấp 1, 17km đường bê tông từ thị trấn Phú Túc vào đập đầu mối, một số hạng mục phụ trợ khác, tổng kinh phí hơn 444 tỷ đồng. Năm 2009, Bộ giao Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai làm chủ đầu tư kênh và các công trình trên kênh có diện tích tưới từ 150ha đến 200ha với số vốn 86,2 tỷ đồng. UBND huyện Krông Pa làm chủ đầu tư các dự án kênh mương nội đồng, diện tích tưới từ 20ha trở xuống và xây dựng đồng ruộng với số vốn gần 70 tỷ đồng.

Sau hơn 6 năm thi công, vượt qua điều kiện thời tiết hết sức khắc nghiệt, đến nay cụm đầu mối hồ chứa Ia Mlah đã bàn giao cho đơn vị vận hành là Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai; 17km kênh chính, tuyến đường bê tông liên xã từ thị trấn Phú Túc vào đập tràn hồ chứa và hầu hết các tuyến kênh cấp 1 do Ban 8 làm chủ đầu tư đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng. Song, cái khó vẫn đeo bám mãi người nông dân Krông Pa “một nắng, hai sương”.

Giữa tháng 5-2012, vùng giáp ranh giữa miền núi và đồng bằng nắng như đổ lửa. Những cánh đồng lúa, rẫy màu thuộc vùng tưới của công trình thủy lợi Ia Mlah vẫn đang phơi nắng vì khát nước. Chúng tôi gặp chị Nay Thít, người dân xã Ia Mlah, khi đang thu hoạch đám mì của gia đình. Mảnh đất canh tác nông nghiệp gần 2ha của gia đình chị Nay Thít quanh năm chỉ trồng bắp và mì, thu hoạch được chăng hay chớ vì phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời mưa. Năm nào ít mưa, gia đình coi như trắng tay vì cây trồng khô hạn. Gương mặt sạm nắng vì việc đồng áng, Nay Thít than: “Nước từ hồ chảy về đầy kênh, nhưng Nhà nước không làm thêm kênh nhánh đưa nước tưới về ruộng, rẫy. Đám mì nhà mình không có nước tưới, nên củ ít. Mình nhìn dòng nước từ hồ chứa chảy theo kênh chính, rồi chảy ra đất, không tưới cho ruộng rẫy của bà con Jrai, mình tiếc quá!”.

Mặc dù có giếng nước nhưng người dân Krông Pa vẫn thiếu nước sạch.

Mặc dù có giếng nước nhưng người dân Krông Pa vẫn thiếu nước sạch.

Có cơ sự trên là do phần việc còn lại của Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng công trình thủy lợi tỉnh Gia Lai (thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai) và UBND huyện Krông Pa làm chủ đầu tư triển khai quá chậm. Trong đó, phần việc do Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng công trình thủy lợi tỉnh Gia Lai làm chủ đầu tư, mới xây dựng xong 19 tuyến kênh, tổng chiều dài 16.837m; hiện đang tiến hành các thủ tục để xây dựng 10 tuyến kênh nữa. Phần việc do UBND huyện Krông Pa làm chủ đầu tư mới xong các gói thầu, dự toán chi phí của 53 tuyến kênh có sức tưới từ 20ha trở xuống, công tác rà phá bom mìn và vật nổ... Hiện địa phương đã bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công tập kết vật liệu. Riêng việc khai hoang 1.235ha đồng ruộng hiện vẫn đang giậm chân tại chỗ; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng triển khai rất ì ạch... Đến nay, UBND huyện Krông Pa mới hoàn thành công tác khảo sát cánh đồng nhưng chưa hoàn tất hồ sơ trình UBND tỉnh, Bộ NN-PTNT phê duyệt điều chỉnh dự án.

Được biết, khi chưa có công trình thủy lợi thì tổng diện tích tưới toàn huyện Krông Pa chỉ đạt khoảng 1.000/35.000ha đất sản xuất nông nghiệp (đạt gần 3%). Nếu căn cứ theo thiết kế, công trình thủy lợi Ia Mlah đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả sẽ nâng tổng diện tích tưới lên 6.000/35.000ha (đạt 17,5%). Từ đó nâng hệ số sử dụng đất lên 2-3 vụ/năm, so với độc canh 1 vụ/năm như trước đây. Tuy nhiên, hiện hệ thống kênh cấp 2, cấp 3 và kênh nội đồng chưa có, nên nhiều người dân nghèo khó vẫn ngóng nguồn nước mát chảy về.

Đức Trung

Tin cùng chuyên mục