Mất thông, có còn Đà Lạt?

Vài ngày qua, dư luận Đà Lạt và cả nước hết sức quan quan tâm đến vụ doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Huỳnh Gia Phát được cấp phép chặt hạ hàng loạt thông ba lá trong rừng phòng hộ cảnh quan tại tiểu khu 148A (phường 7, TP Đà Lạt) để làm mỏ đá. Thực ra, tình trạng thông Đà Lạt bị xâm hại, tàn phá đã diễn ra từ nhiều năm, lúc âm ỉ, lúc bùng phát, và vụ chặt thông làm mỏ đá như “giọt nước tràn ly” khiến dư luận càng thêm bức xúc.

Vài ngày qua, dư luận Đà Lạt và cả nước hết sức quan quan tâm đến vụ doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Huỳnh Gia Phát được cấp phép chặt hạ hàng loạt thông ba lá trong rừng phòng hộ cảnh quan tại tiểu khu 148A (phường 7, TP Đà Lạt) để làm mỏ đá. Thực ra, tình trạng thông Đà Lạt bị xâm hại, tàn phá đã diễn ra từ nhiều năm, lúc âm ỉ, lúc bùng phát, và vụ chặt thông làm mỏ đá như “giọt nước tràn ly” khiến dư luận càng thêm bức xúc.

Có thể nói, cùng với địa hình đồi dốc, khí hậu mát mẻ thì rừng thông chính là một phần để tạo nên “linh hồn” Đà Lạt và người ta vẫn gọi thành phố này là “xứ sở ngàn thông”. Vậy nhưng, trước áp lực phát triển, thông Đà Lạt đang bị con người đối xử tệ. T

heo những người sống lâu năm tại Đà Lạt, trong vòng 20 năm trở lại đây, rừng thông nội ô Đà Lạt giảm đi trông thấy. Những triền đồi thông dày đặc, thơ mộng, lãng đãng sương mù như: đồi Sở GD-ĐT, khu vực phía sau UBND tỉnh, đường Yersin… chỉ còn lại lưa thưa, thay vào đó là chi chít nhà cửa.

Những ai yêu mến Đà Lạt cũng không khỏi đau lòng khi chứng kiến cảnh thông bị “ken” gốc cho chết đứng hàng loạt ở ngọn đồi phía sau Dinh I. Gần trung tâm hơn là đồi thông ở đường Khởi Nghĩa Bắc Sơn, ngay cạnh Dinh II cũng đang bị chết dần chết mòn vì tác động của con người. Những cánh rừng thông ở vùng ven (xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Tà Nung, phường 7), như là lớp vỏ che chắn và gìn giữ sự mát mẻ, trong lành cho Đà Lạt cũng đang bị “xẻ thịt” hàng ngày để lấy đất trồng cà phê, hoa màu.

Điều đáng nói là, bên cạnh số thông bị chặt hạ trái phép, do áp lực phát triển đô thị, nhiều diện tích thông Đà Lạt còn được cấp phép chặt hạ để lấy mặt bằng xây dựng công trình hoặc nhường chỗ cho các dự án du lịch, khai thác khoáng sản.

Mới đây, trả lời báo chí liên quan đến vấn đề chặt hạ rừng thông để thực hiện dự án, Giám đốc Sở NN-PTNT Lâm Đồng, ông Lê Văn Minh nói rằng, rừng phòng hộ cảnh quan (rừng thông Đà Lạt - PV) cần được bảo vệ nhưng không có nghĩa là giữ khư khư, không tác động vào mà là sử dụng đúng mục đích, phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, ông Minh cũng thấy được cái giá của sự đánh đổi đó và cho biết sẽ sớm đề nghị tỉnh không cấp phép khai thác khoáng sản trong rừng cảnh quan nữa.

Cũng cần nhắc lại rằng, 2 năm trước, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã thể hiện quyết tâm giữ rừng (trong đó có rừng thông Đà Lạt) với việc ra văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường quản lý bảo vệ rừng. Tại văn bản này, tỉnh đã “nói không” với dự án du lịch nghỉ dưỡng dưới tán rừng. Các dự án khác phải hạn chế thấp nhất việc tác động đến rừng.

Những ý kiến chỉ đạo đó nếu được thực thi nghiêm túc, được cụ thể hoá bằng hành động thì rừng thông Đà Lạt mới còn “đất sống”, và như vậy Đà Lạt mới giữ được nét riêng của mình. Bởi ai cũng biết rằng, mất thông, Đà Lạt không còn là Đà Lạt!

N.Viên

Tin cùng chuyên mục