Miền Trung chìm trong biển nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, chiều nay, 16-11, lũ hạ lưu sông Thu Bồn sẽ đạt đỉnh; hạ lưu sông Ba sẽ đạt đỉnh vào sáng sớm mai, 17-11. Đỉnh lũ tại Câu Lâu đạt mức 4,6m, trên BĐ3: 0,6m, tại Hội An đạt mức 2,7m, trên BĐ3: 0,7m; tại Ayunpa đạt mức 156,6m, trên BĐ3: 0,6m, Củng Sơn đạt mức 32,5m, trên BĐ2: 0,5m, tại Phú Lâm đạt mức BĐ2. 
Miền Trung chìm trong biển nước

(SGGPO).- Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, chiều nay, 16-11, lũ hạ lưu sông Thu Bồn sẽ đạt đỉnh; hạ lưu sông Ba sẽ đạt đỉnh vào sáng sớm mai, 17-11. Đỉnh lũ tại Câu Lâu đạt mức 4,6m, trên BĐ3: 0,6m, tại Hội An đạt mức 2,7m, trên BĐ3: 0,7m; tại Ayunpa đạt mức 156,6m, trên BĐ3: 0,6m, Củng Sơn đạt mức 32,5m, trên BĐ2: 0,5m, tại Phú Lâm đạt mức BĐ2. 

Tây Nguyên: Ngập lụt chia cắt nhiều quốc lộ

Đến chiều 16-11, mực nước trên sông Ba chảy qua địa bàn thị xã An Khê (Gia Lai) dâng rất cao, gây ngập cầu, tắc quốc lộ 19 trong vòng 6 giờ đồng hồ và ngập lụt nặng trên diện rộng. Thị xã An Khê có gần 300 ngôi nhà, hơn 3.000ha mía, mì, lúa bị ngập; hàng trăm ao cá bị vỡ; tài sản của nhân dân bị hư hại nhiều. Trận lũ trên sông Ba đoạn chảy qua thị xã An Khê đã trên báo động III là 3,65m, vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1981 là 1,67m; tỉnh lộ 669 nối huyện Kbang với thị xã An Khê bị nước chia cắt.

Huyện Kbang là địa bàn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do ảnh hưởng của mưa lũ trong hai ngày qua ở tỉnh Gia Lai, trong đó, có hai người bị lũ cuốn, mới tìm được thi thể một người. Quốc lộ 25, nối tỉnh Gia Lai với miền duyên hải Nam Trung bộ bị tắc nghẽn do ngập sâu trong nước hơn 1m, trải dài nhiều km. Tại khu vực đèo An Khê, vùng giáp ranh giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, trong ngày 16-11, hàng chục điểm sạt lở ngổn ngang, đất đá tràn ra mặt đường quốc lộ 19.

Mưa lũ cũng khiến một đoạn quốc lộ 24 đi qua huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) bị cuốn trôi hoàn toàn, khiến giao thông giữa tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi đứt đoạn. Thông tin từ UBND huyện Kon Plông (Kon Tum) cho biết bà Y Hiên (30 tuổi), trú làng Đăk Bút, xã Đăk Nên, huyện Kon Plông), bị lũ cuốn trên đường làm rẫy về nhà

Lũ các sông dâng cao

Sáng cùng ngày, lũ trên hầu hết các sông ở miền  Trung – Tây Nguyên tiếp tục dâng cao và vượt báo động 3 từ 0,4 đến gần 2m, có nơi vượt báo động 3 đến 2,2m (sông Trà Khúc, Quảng Ngãi, cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 1999: 0,4m). Theo Trung tâm PCLB miền Trung – Tây Nguyên, đây là trận lũ lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Hàng chục ngàn nhà dân bị nhấn chìm trong nước; có nơi lũ lên đến mái nhà.

Miền Trung chìm trong biển nước ảnh 1

Lũ nhấn chìm, chia cắt hầu hết các tỉnh miền Trung. Ảnh: Nguyễn Hùng

Suốt đêm qua đến sáng nay, gần 10 ngàn hộ dân với trên 40 ngàn người phải trắng đêm chạy lũ, nhiều tài sản bị cuốn trôi. Riêng những hộ dân vùng trũng thấp, vùng nguy cơ sạt lở đã được chính quyền địa phương cùng với các lực lượng bộ đội, dân quân tự vệ, thanh niên … tổ chức sơ tán từ tối 15-11. Đến sáng nay, các địa phương ở miền Trung đã sơ tán được 5.474 hộ với 17.678 người của 18 huyện, thị đến nơi an toàn. Riêng tỉnh Khánh Hòa còn di dời 1.273 người/809 lồng, bè ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Trong khi lũ ở vùng hạ du đang ở mức cao thì mực nước tại các hồ chứa thủy lợi, hồ thủy điện đã đầy và đang xả tràn làm cho tình hình ngập lũ trở nên nghiêm trọng hơn. Theo Ban chỉ huy PCLB&TKCN các địa phương miền Trung, đến sáng nay đã có 12/44 hồ chứa đã đầy và qua tràn như: Tiên Lang, Vực Nồi, Minh Cầm (Quảng Bình); Nghĩa Hy (QuảngTrị); Hòa Mỹ (TT.Huế); Hòa Trung (Đà Nẵng); Khe Tân, Thạch Bàn, Phước Hà, Hố Giang (Quảng Nam), hồ Tân Giang (Ninh Thuận). 10 hồ chứa lớn ở khu vực Tây Nguyên và 15 hồ thủy điện từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên cũng đang xả lũ với lưu lượng từ 700m³/giây đến gần 2.500m³/giây. 

Trong sáng nay, mưa lớn tiếp tục xảy ra trên hầu hết các địa bàn miền Trung – Tây Nguyên cộng với việc xả lũ ở các hồ chứa, hồ thủy điện nên lũ tiếp tục lên nhanh khiến cho nhiều nơi tiếp tục bị nhấn chìm, chia cắt.

Tại Quảng Ngãi, toàn tỉnh bị ngập trên diện rộng, nhiều khu vực bị cô lập hoàn toàn, nhiều xã bị chia cắt do tuyến giao thông và cầu bị ngập. Trong đó, Huyện Ba Tơ có 3 khu vực dân cư bị cô lập hoàn toàn; Huyện Nghĩa Hành: 9/12 xã bị ngập; Huyện Sơn Hà: 7 xã bị chia cắt do tuyến đường giao thông và cầu bị ngập;  Huyện Tư Nghĩa 14 xã ven sông Vệ, sông Trà Khúc bị ngập; Huyện Đức Phổ: 4 thôn/3 xã bị ngập...

Ngoài ra, các xã thuộc lưu vực các sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Thoa thuộc các huyện Sơn Tịnh, Mộ Đức đang bị nước lũ gây ngập sâu từ 1m đến hơn 2m. Tại Bình Định, huyện Vân Canh tuyến đường ĐT 638 bị ngập sâu, chia cắt khiết 35 hộ/140 người ở xã Canh Hiển và xã Canh Vinh bị lũ bao vây từ trưa 15-11 đến nay. Huyện Hoài Ân có 9 cầu bị ngập (Mục Kiến, Bằng Lăng, Vườn Thơm, Hương Quang, Hiệp Định, Nhơn An, An Thường, Mỹ Thành, Cầu Vạn Trung); đường ĐT 629, ĐT 630 bị nước lũ chia cắt; trụ sở UBND xã Ân Nghĩa ngập 0,5m; 1.500 hộ dân tại các xã Ân Hảo Tây, Ân Hảo Đông, Ân Mỹ, Ân Nghĩa, Ân Hữu. Ngoài ra, tại các huyện Tây Sơn, Tuy Phước, Vĩnh Thạnh, An Nhơn và Thành phố Quy Nhơn ... lũ cũng đã nhấn chìm hàng nghìn hộ dân. 

Theo thống kê chưa đầy đủ từ Trung tâm PCLB miền Trung – Tây Nguyên, đến sáng nay mưa lũ đã làm 3 người (Quảng Ngãi: 1, Bình Định: 1, Gia Lai: 1); 4 người mất tích (Bình Định: 2, Phú Yên: 1, Gia Lai: 1). Đồng thời, 23 nhà bị trôi, sập, tốc mái; hơn 1.700 nhà bị ngập chìm trong lũ.

Thừa Thiên – Huế: Sạt lở nghiêm trọng

Đến trưa nay, mưa giảm nhưng lũ trên sông Hương, sông Bồ vẫn dao động ở mức xấp xỉ báo động 3 gây ngập lụt trên diện rộng tại Thừa Thiên – Huế. Mực nước tại 2 hồ thủy điện Bình Điền và Hương Điền qua tràn và đang xả lũ về hạ du với lưu lượng 600-700m³/s.

Ông Hồ Đăng Vang, Phó trưởng Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, toàn tỉnh có 11.141 nhà bị ngập lụt. Quốc 1A đoạn từ xã Lộc Bổn đến xã Lộc Tiến thuộc huyện Phú Lộc dài khoảng 7km, ngập sâu từ 0,3-0,7m; Đoạn cầu vượt Thủy Dương ngập 0,5-0,7m. Quốc lộ 49B, đoạn qua cầu Nhi Eo bị ngập trên 0,3m, dài khoảng 200m; đoạn từ cầu Làng Rào (xã Phong Bình) qua xã Điền Hương bị ngập khoảng 0,4m, dài 100m; đoạn hợp tác xã Ưu Điềm đến chợ Ưu Điềm ngập khoảng 0,4cm, dài 500m. Hơn 50% tuyến đường tại thành phố Huế bị ngập sâu từ 0,3-0,7m. Đặc biệt, sông Bù Lu đoạn qua thôn Cảnh Dương, xã Lộc Vĩnh huyện Phú Lộc sạt lở với chiều dài 150m sâu vào 15m, đe doạ nghiêm trọng đến 17 hộ dân. Đồn biên phòng Chân Mây đang triển khai di dời 17 hộ dân này đến nơi an toàn.

Hàng ngàn nhà dân tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế ngập sâu trong lũ. Ảnh: Văn Thắng

Hàng ngàn nhà dân tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế ngập sâu trong lũ. Ảnh: Văn Thắng

UBND huyện Quảng Điền đã huy động lực lượng Bộ chỉ huy quân sự huyện, lực lượng dân quân tự vệ, sử dụng hơn 2.500 bao tải, 60 rọ thép do Ban Chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh xuất để gia cố xử lý chống sạt lở đê Nho Lâm Nghĩa Lộ. Công an tỉnh  bố trí lực lượng CSGT tại các tuyến đường nội thành, Quốc lộ 1 A bị ngập lụt để phân luồng giao thông. Các địa phương đã khẩn trương triển khai công tác phòng chống lụt tổ chức di dời dân tại các vùng thấp trũng đến nơi an toàn

Quảng Ngãi: Lũ vượt đỉnh năm 1999

Trong khi đó, thời tiết Quảng Ngãi đã ngớt mưa, lũ trên các sông đã bắt đầu rút chậm nhưng mực nước vẫn trên mức báo động 3, gây ngập lụt trên diện rộng. Hàng ngàn nhà dân, công sở, trường học các vùng ven sông Vệ và sông Trà Khúc ngập chìm trong biển nước.

Sông Trà Khúc tại trạm Trà Khúc vẫn ở mức 8,76m, trên BĐ3: 2,26m, cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 1999 là 0,40m. Theo ông Nhâm Xuân Sỹ, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quảng Ngãi, đây là lần đầu tiên kể từ trận lũ lịch sử năm 1999, mực nước lũ trên sông Trà Khúc đã vượt qua đê bao sông Trà gây ngập lụt trên diện rộng khu vực nội thị.

Miền Trung chìm trong biển nước ảnh 3

Đến sáng nay, 16-11, dù trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã ngớt mưa nhưng mực nước các sông vẫn rất cao. Ảnh: Hà Minh

Mưa lũ lớn dâng cao bất ngờ buộc tỉnh Quảng Ngãi phải di dời hơn 7.000 hộ dân với khoảng 22.000 nhân khẩu ở các địa phương ven sông Trà Khúc, sông Vệ đến nơi an toàn. Trong tối 15-11, do nước sông tiếp tục dâng, lực lượng cứu hộ đã phải sơ tán thêm 600 hộ với hơn 3.500 người dân đến nơi an toàn.

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi sáng 16-11, ngoài cháu Vương Thị Thu Thủy (quê xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành) bị tử vong do mưa lũ, một người khác cũng bị thương do lở núi ở thôn Gò Re, xã Ba Xa, huyện Ba Tơ. 5 nhà dân ở các huyện Ba Tơ, Sơn Tây và Tư Nghĩa bị cuốn trôi, 3 nhà ở Nghĩa Hành bị tốc mái, hư hỏng nặng do gió lốc.

Nước lũ dâng cao, gỗ từ thượng nguồn trôi về nhiều, người dân bất chấp nguy hiểm vẫn tham gia vớt. Ảnh: Hà Minh

Nước lũ dâng cao, gỗ từ thượng nguồn trôi về nhiều, người dân bất chấp nguy hiểm vẫn tham gia vớt. Ảnh: Hà Minh

Phú Yên: 2 người chết, mất tích

Sáng nay 16-11, Ban Chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Phú Yên cho biết, đến thời điểm hiện tại, Phú Yên có 1 người chết và một người mất tích do ảnh hưởng của bão số 14 và bão số 15. Người chết là ông Trần Văn Lai (ở xã Hòa Mỹ  Đông, huyện Tuy Hòa, bị rơi từ trên cao xuống đất khi đang chặt tỉa cành cây chống bão. Người bị mất tích là ông Đỗ Văn Lanh (xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu) bị lật thúng chai vào sáng 15-11, hiện chưa tìm thấy thi thể. Ngoài ra, có 4 ngôi nhà cấp 4 và nhiều công trình phụ bị sóng biển, triều cường đánh sập; hơn 140 ha lúa vụ mùa, 640 ha mía, sắn, bắp bị ngập và ngã đổ ảnh hưởng đến năng suất hoặc mất trắng. 

Tại thị xã Sông Cầu, một trong những vùng trọng điểm lũ lần này của tỉnh Phú Yên, chính quyền địa phương đã vận động di dời 209 hộ với 772 người ở khu vực ven biển, các khu dân cư bị uy hiếp bởi triều cường, nước biển dâng. Ngày 15 và đêm 16-11, lực lượng vũ trang và chính quyền đã khẩn cấp sơ tán 186 hộ với 547 người, phần đông là người già, phụ nữ và trẻ em ở vùng trũng thấp, ven sông thường bị sạt lở đất, nhà tạm đến nơi an toàn.  

Mưa lũ trong hai ngày qua cũng đã làm nhiều tuyến giao thông nông thôn ở các huyện Đồng Xuân, Tuy An… của tỉnh Phú Yên bị ngập sâu, chia cắt nhiều vùng dân cư; hai tuyến giao thông trọng điểm của tỉnh Phú Yên là quốc lộ 25 và quốc lộ 29 nối với Gia Lai và Đắc Lắc và các tuyến tỉnh  lộ, hương lộ nhiều số đoạn bị nước lũ gây sạt lở hàng ngàn mét khối đất đá, gây ách tắc giao thông, việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, mưa lớn đã gây sạt lở đá ở đèo Cả gây tắc nghẽn giao thông đường sắt nhiều giờ liền trong ngày 15-11. Đến 14 giờ 30 cùng ngày, tàu SE7 mới khắc phục được sự cố trật bánh khỏi đường ray, tiếp hành trình sau hơn 7 giờ bị gián đoạn.

Hiện nước lũ và mực nước các sông ở Phú Yên đang tiếp tục lên cao. Từ 900m³/giây, thủy điện Sông Ba Hạ hiện xả lũ với lưu lượng 1.400m³/giây.  

Đà Nẵng: Chìm trong biển nước

Ghi nhận của Báo SGGP Online chiều nay tại TP Đà Nẵng

Lũ nhấn chìm tất cả ở Hòa Vang, Đà Nẵng. Ảnh: N Khôi

Lũ nhấn chìm tất cả ở Hòa Vang, Đà Nẵng. Ảnh: N Khôi

Người dân trở nên nhỏ bé giữa biển nước ngay tại TP Đà Nẵng. Ảnh: N Khôi

Người dân trở nên nhỏ bé giữa biển nước ngay tại TP Đà Nẵng. Ảnh: N Khôi

Trong nội thành, một số nơi nước lũ làm sạt đường. Ảnh: N Khôi

Trong nội thành, một số nơi nước lũ làm sạt đường. Ảnh: N Khôi

Trên các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ bị chia cắt, xuất hiện dịch vụ "cõng" xe máy giá 50.000 đồng/lượt. Riêng các xe tải cũng nằm đường. Ảnh: N Khôi

Trên các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ bị chia cắt, xuất hiện dịch vụ "cõng" xe máy giá 50.000 đồng/lượt. Riêng các xe tải cũng nằm đường. Ảnh: N Khôi

Công an, quân đội đi giúp dân phải di chuyển bằng ca nô. Ảnh: N Khôi

Công an, quân đội đi giúp dân phải di chuyển bằng ca nô. Ảnh: N Khôi

Đ.Trung-Ng.Hùng-V.Thắng-H.Minh-T.L.Văn-P.Vân

Tin cùng chuyên mục