Mở rộng đầu tư ra nước ngoài

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú, với việc tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc… các doanh nghiệp ngành công nghiệp Việt Nam có điều kiện hợp tác sâu hơn với các thị trường năng động nhất thế giới.

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú, với việc tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc… các doanh nghiệp ngành công nghiệp Việt Nam có điều kiện hợp tác sâu hơn với các thị trường năng động nhất thế giới.

Về đầu tư, doanh nghiệp của Việt Nam đã tiếp cận với thị trường vốn quốc tế như thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)… Năm 2013, hầu hết các dự án trọng điểm nhà nước trong ngành công nghiệp Việt Nam đã sử dụng hiệu quả 2 loại nguồn vốn này. Trong lĩnh vực năng lượng, nhờ có sự hỗ trợ bởi các khoản vốn và những kinh nghiệm phát triển quý báu từ nguồn ODA, ngành năng lượng Việt Nam đã triển khai thực hiện được các dự án xây dựng các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Ngoài ra, tiến trình tham gia hội nhập cũng gắn kết Việt Nam với các doanh nghiệp FDI, đưa họ tham gia vào hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhất là nhóm hàng công nghiệp chế biến. Đây là nhóm hàng có tốc độ tăng cao nhất, quy mô xuất khẩu lớn nhất và đạt giá trị xuất khẩu 74 tỷ USD năm 2013 với 4 mặt hàng có sự tham gia của khối FDI chiếm tỷ trọng lớn nhất gồm: dệt may; điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giày dép.

Mặt khác, xu thế mở rộng hợp tác quốc tế đã và đang đánh dấu một bước trưởng thành của một số doanh nghiệp trong ngành công nghiệp Việt Nam với các lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí, khai mỏ, sản xuất bóng đèn, hóa chất đã có hoạt động đầu tư, sản xuất sang Nga, Lào, Campuchia, Myanmar, các nước Đông Âu và tại một số quốc gia khu vực Nam Mỹ. Qua đó, bước đầu thu được những kết quả đáng ghi nhận, khẳng định được vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế.

Mục tiêu tổng quát đến năm 2020 là Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Điều này đòi hỏi ngành công nghiệp cần nhanh chóng giảm tính gia công; đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ; nâng cao hiệu quả đầu tư, năng suất lao động, đổi mới thiết bị kỹ thuật - công nghệ, đưa công nghiệp về nông thôn để chế biến nông - lâm - thủy sản, làm tăng giá trị gia tăng, bảo vệ và cải thiện môi trường.

THẢO TIÊN

Tin cùng chuyên mục