Thông tư này được xem như là một bước tiến thể hiện sự nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư trong quá trình đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhằm thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Từ nay, nhà đầu tư sẽ chỉ phải nộp hồ sơ và nhận kết quả tại một đầu mối duy nhất ở cơ quan cấp phép (Sở Kế hoạch và Đầu tư, hay ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế), mà không cần phải liên hệ với bất kỳ cơ quan nào khác. Các bộ phận nội bộ của cơ quan cấp phép sẽ thực hiện các thủ tục song song cùng nhau, hạn chế được việc nhà đầu tư phải đi lại quá nhiều lần.
Trước đây, để có thể vận hành hoạt động kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài phải liên hệ và thực hiện thủ tục với ít nhất 2 cơ quan nhà nước, kết quả của thủ tục này sẽ là điều kiện để được cấp phép cho các thủ tục còn lại. Điều này không chỉ làm mất thời gian đi lại để làm thủ tục mà đôi khi còn gây khó khăn cho nhà đầu tư, vì hầu hết họ là người nước ngoài và không hiểu rõ ràng về thủ tục hành chính tại Việt Nam. Chưa kể đến việc đôi khi vì một số yếu tố khách quan, hồ sơ đăng ký đầu tư có thể bị kéo dài thời gian thực hiện, dẫn đến việc nhà đầu tư sẽ phải liên hệ rất nhiều lần với cơ quan cấp phép.
Nay, thực hiện Thông tư 02/2017, nhà đầu tư sẽ chỉ phải liên hệ với một cơ quan nhà nước và cơ quan đó chính là đầu mối mà nhà đầu tư có thể liên hệ khi có thắc mắc về hồ sơ, thủ tục. Khi thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam, nhà đầu tư sẽ nộp cả hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư. Bộ phận tiếp nhận sẽ kiểm tra điều kiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật đầu tư và doanh nghiệp hiện hành. Nếu hồ sơ hợp lệ, bộ phận tiếp nhận sẽ xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định và chuyển hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan đăng ký kinh doanh xử lý. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh có nghĩa vụ xử lý hồ sơ, chuyển thông tin lại cho bộ phận tiếp nhận và đợi thông tin về việc xử lý hồ sơ đầu tư. Khi xét thấy đủ các điều kiện để cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bộ phận tiếp nhận sẽ gửi thông tin sang cơ quan đăng ký kinh doanh để cơ quan này cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư. Như vậy, với cơ chế này, nhà đầu tư sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại cùng một thời điểm.
Trước đây, để có thể vận hành hoạt động kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài phải liên hệ và thực hiện thủ tục với ít nhất 2 cơ quan nhà nước, kết quả của thủ tục này sẽ là điều kiện để được cấp phép cho các thủ tục còn lại. Điều này không chỉ làm mất thời gian đi lại để làm thủ tục mà đôi khi còn gây khó khăn cho nhà đầu tư, vì hầu hết họ là người nước ngoài và không hiểu rõ ràng về thủ tục hành chính tại Việt Nam. Chưa kể đến việc đôi khi vì một số yếu tố khách quan, hồ sơ đăng ký đầu tư có thể bị kéo dài thời gian thực hiện, dẫn đến việc nhà đầu tư sẽ phải liên hệ rất nhiều lần với cơ quan cấp phép.
Nay, thực hiện Thông tư 02/2017, nhà đầu tư sẽ chỉ phải liên hệ với một cơ quan nhà nước và cơ quan đó chính là đầu mối mà nhà đầu tư có thể liên hệ khi có thắc mắc về hồ sơ, thủ tục. Khi thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam, nhà đầu tư sẽ nộp cả hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư. Bộ phận tiếp nhận sẽ kiểm tra điều kiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật đầu tư và doanh nghiệp hiện hành. Nếu hồ sơ hợp lệ, bộ phận tiếp nhận sẽ xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định và chuyển hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan đăng ký kinh doanh xử lý. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh có nghĩa vụ xử lý hồ sơ, chuyển thông tin lại cho bộ phận tiếp nhận và đợi thông tin về việc xử lý hồ sơ đầu tư. Khi xét thấy đủ các điều kiện để cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bộ phận tiếp nhận sẽ gửi thông tin sang cơ quan đăng ký kinh doanh để cơ quan này cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư. Như vậy, với cơ chế này, nhà đầu tư sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại cùng một thời điểm.