Một di tích cấp quốc gia bị xâm hại

Theo phản ánh của các cụ cao niên tại làng Yên Trường, Trường Thịnh, Ứng Hòa, Hà Nội, ngày khởi công trùng tu di tích tại đây có tổ chức buổi lễ long trọng. Người ta cũng công bố bản thiết kế, lộ trình trùng tu đình rất rõ ràng khiến người dân phấn khởi vì được quan tâm. Và lúc đó mặc dù thấy giám sát thi công nhiều, thợ ít nhưng dân làng không mấy để tâm, chỉ đến khi gỗ từ đình gỡ xuống, bên thi công vội vàng chở đi nơi khác các cụ lão làng mới giật mình. Đến lúc này sai sót bắt đầu lộ ra.

Theo phản ánh của các cụ cao niên tại làng Yên Trường, Trường Thịnh, Ứng Hòa, Hà Nội, ngày khởi công trùng tu di tích tại đây có tổ chức buổi lễ long trọng. Người ta cũng công bố bản thiết kế, lộ trình trùng tu đình rất rõ ràng khiến người dân phấn khởi vì được quan tâm. Và lúc đó mặc dù thấy giám sát thi công nhiều, thợ ít nhưng dân làng không mấy để tâm, chỉ đến khi gỗ từ đình gỡ xuống, bên thi công vội vàng chở đi nơi khác các cụ lão làng mới giật mình. Đến lúc này sai sót bắt đầu lộ ra.

Cụ Ngô Kim Đức, người làng Yên Trường, cho biết dấu hiệu sai phạm của công trình ngày càng lộ rõ có thể nhìn bằng mắt thường. Đình Yên Trường xưa có 4 mái xây dựng bằng nhau, trong lần trùng tu này, mái trong cung cùng mái của 2 nhà Giải vũ lại tự nhiên được nâng cao lên trong khi mái nhà Đại bái lại thấp hơn đến hơn 30cm.

Không dừng lại ở đó, công việc trùng tu không đúng như dự kiến, thợ làm thì khi có, khi không, khiến công trình bị phơi sương, dầm mưa dãi nắng hàng tháng trời. Khi tìm hiểu nguyên nhân, thợ thuyền ở đây chỉ trả lời ậm ừ rằng hết tiền. Đến lúc đó dân làng mới tá hỏa. Dù được Sở VH-TT-DL Hà Nội có công văn đề nghị bộ có thỏa thuận góp ý về mặt kỹ thuật nhưng chủ đầu tư là ai, ngay cả trưởng thôn cũng không biết. Và công trình tu bổ tôn tạo đình Yên Trường đã được làng mua bạt để che phủ suốt nhiều tháng.

Chánh thanh tra Bộ VH-TT-DL Vũ Xuân Thành cho biết theo quy chế, di tích trước khi tiến hành bảo quản, tu bổ và phục hồi phải có hồ sơ thiết kế kỹ thuật bảo quản, tu bổ và phục hồi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tất cả các thiết kế đều phải do các tổ chức chuyên môn có tư cách pháp nhân thực hiện theo quy định trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng… Vì thế việc công trình tu bổ đình Yên Trường theo phản ánh của người dân không biết ai chủ dự án, chủ đầu tư… là điều rất lạ. Do đó, bộ đã thành lập một đoàn thanh tra về địa phương kiểm tra. Tuy nhiên, trong lần xuống làm việc mới đây, địa phương viện lý do, công văn chưa gửi đến nơi nên đoàn đã không có cơ hội làm việc với những người có trách nhiệm ở xã và huyện. Trong tuần này, đoàn thanh tra của bộ sẽ tiếp tục về kiểm tra lần thứ 2 để có kết luận về những sai phạm này.

Tháng 10-2010, Bộ VH-TT-DL đã nhận được công văn của Sở VH-TT-DL Hà Nội về việc tu bổ, tôn tạo đình Yên Trường, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Theo đó việc tu bổ, tôn tạo đình Yên Trường, bao gồm các hạng mục: Tu bổ Đại bái, Hậu Cung, Tả mạc, Hữu mạc và cải tạo nâng cấp hạ tầng kỹ thuật. Khi nhận được văn bản này, Bộ VH-TT-DL cũng đã lưu ý: Khi hạ giải công trình, các cấu kiện cần được phân loại, đánh giá kỹ lưỡng để lựa chọn tái sử dụng… đặc biệt cần giữ gìn tối đa các mảng chạm và các cấu kiện có chữ chỉ định niên đại di tích....

MAI AN

Tin cùng chuyên mục