Mục tiêu tổng quát của chiến lược là tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và hướng đến mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2050, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia đạt 100%. Trong đó hạn chế tối đa việc chôn lấp chất thải rắn hữu cơ và chất thải có thể tái chế; 100% đô thị được xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống thoát nước, xóa bỏ tình trạng ngập úng tại đô thị và 100% nước thải được xử lý đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra nguồn tiếp nhận; tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại đô thị đặc biệt, đô thị loại I đạt ít nhất 40% và 15%; tỷ lệ xe buýt sử dụng năng lượng sạch tại đô thị đặc biệt và đô thị loại I đạt 100% và ít nhất 40% số lượng xe buýt đầu tư mới; ít nhất 45 đô thị phê duyệt và thực hiện Đề án tổng thể về phát triển đô thị tăng trưởng xanh.
Để đạt được các mục tiêu và định hướng phát triển mà chiến lược đề ra, Chính phủ yêu cầu các địa phương, cơ quan liên quan triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách; phát triển nguồn nhân lực và việc làm xanh; huy động nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh; khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; hội nhập và hợp tác quốc tế; bình đẳng trong chuyển đổi xanh...