Phát triển còn khiêm tốn
Trong những năm qua, da giày luôn nằm trong tốp 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chỉ sau điện thoại và linh kiện, hàng dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu da giày đạt trên 16 tỷ USD, riêng xuất khẩu giày dép đạt 13 tỷ USD. Tính chung, xuất khẩu da giày chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2016. Thị trường truyền thống lớn nhất của xuất khẩu giày dép của Việt Nam là Mỹ với 35,3% tổng kim ngạch, kế đến là Trung Quốc, EU và Nhật Bản. Có thể khẳng định thời gian qua, xuất khẩu da giày đã làm tốt công tác thị trường và ghi dấu ấn tại các thị trường khó tính nêu trên.
Mặc dù khá thành công ở mảng “đánh bắt xa bờ”, nhưng tại thị trường ASEAN, tỷ trọng xuất khẩu của da giày còn khiêm tốn so với quy mô, năng lực của ngành. Dẫn chứng cho thấy, cả năm 2016, xuất khẩu giày dép sang ASEAN chưa đạt tới 400 triệu USD. Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaco), nguyên nhân xuất khẩu giày dép và túi xách của Việt Nam sang các nước ASEAN còn thấp là do nhiều nước trong khối này cũng là đối thủ mạnh về sản xuất và xuất khẩu giày dép, túi xách, đặc biệt là một số nước có ngành sản xuất giày dép lớn như Thái Lan, Indonesia…
Ở góc nhìn lạc quan về tương lai cho ngành da giày Việt Nam so với các nước ASEAN, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, dù một số nước như Thái Lan, Indonesia và Malaysia có ngành công nghiệp da giày phát triển nhất và có sự tương đồng nhưng so với các quốc gia khác, Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động tay nghề cao, giá nhân công rẻ hơn… nên khả năng mở rộng thị trường trong khối này vẫn còn khá tốt. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có cơ hội hợp tác với các nước trong khối phát triển nguồn nguyên - phụ liệu, hình thành chuỗi cung ứng giá trị mới, giúp giảm suất đầu tư, tăng năng lực sản xuất và cung ứng với sản lượng lớn, giảm dần lượng nguyên - phụ liệu nhập khẩu, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và góp phần cạnh tranh giữ vững thị phần tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản. Nhưng để nắm bắt tốt cơ hội, doanh nghiệp phải luôn bám sát thị trường, nắm bắt thông tin nhằm điều chỉnh định hướng sản xuất, kinh doanh kịp thời. Doanh nghiệp tập trung nâng cao năng lực nội tại bằng cách đầu tư xứng đáng cho phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học - công nghệ mới, cải tiến hệ thống quản lý sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, giảm thời gian giao hàng. Trước mắt, doanh nghiệp trong ngành, nhất là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần liên kết để sản xuất được các đơn hàng lớn, tăng sức cạnh tranh.
Hợp lý hóa chuỗi cung ứng
Theo Chủ tịch Lefaco Nguyễn Đức Thuấn, dù còn nhiều hạn chế, nhưng nhìn chung tình hình sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp da giày trong năm 2017 khá tốt. Lefaso dự báo, trong năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành có thể đạt 17,8 - 18 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016. Đặt biệt, ngành da giày kỳ vọng đột phá trong thời gian tới ở thị trường EU khi FTA giữa hai bên được ký kết. Trên thực tế, từ năm 2014, giày dép của Việt Nam vào EU mới chính thức được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) với thuế suất giảm từ 13% - 14% xuống còn 3% - 4% với tất cả các mặt hàng và đã tạo ra cú hích mạnh mẽ cho xuất khẩu mặt hàng này vào EU. Và chỉ sau 2 năm, tức năm 2016, xuất khẩu da giày của Việt Nam vào EU đạt gần 5 tỷ USD và hiện EU là thị trường xuất khẩu da giày lớn thứ hai của Việt Nam, sau Hoa Kỳ.
Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Lefaso Phan Thị Thanh Xuân, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực sẽ tạo ra động lực tăng trưởng mới cho toàn ngành da giày so với thời điểm hiện nay do hầu hết các dòng thuế nhập khẩu ba lô - túi xách - cặp và hơn 40% các dòng thuế nhập khẩu giày dép vào thị trường EU sẽ được giảm về 0% và toàn bộ các dòng thuế giày dép cắt giảm về 0% trong vòng 7 năm sau khi hiệp định có hiệu lực. Tuy nhiên, để được hưởng giảm thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường EU, các doanh nghiệp phải đáp ứng các quy định về nguồn gốc xuất xứ đối với sản phẩm da giày. Các doanh nghiệp cũng cần hiểu biết rõ về các rào cản kỹ thuật trong thương mại, nhất là các quy định về hạn chế hóa chất độc hại, về an toàn sản phẩm tiêu dùng và các biện pháp phòng vệ (chống bán phá giá, chống trợ cấp giá…) được áp dụng tại EU. Hiện nay, tỷ lệ sản xuất gia công của ngành da giày Việt Nam còn cao, trong khi để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật hết sức khắt khe của EU, đòi hỏi nỗ lực về cải tiến công nghệ và quy trình sản xuất hết sức nghiêm ngặt từ phía các doanh nghiệp. Do đó, để tận dụng tốt EVFTA, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu và xây dựng kế hoạch trong việc điều chỉnh chuỗi cung ứng, các nguyên vật liệu đầu vào để đáp ứng các quy tắc xuất xứ, qua đó mới có thể thực sự tận dụng được thuế suất ưu đãi khi EVFTA có hiệu lực. Doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu kỹ thông tin để nắm được đặc điểm riêng của từng thị trường nhằm đảm bảo thành công và hiệu quả của việc xuất khẩu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú ý đáp ứng đầy đủ quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như đảm bảo nguồn gốc xuất xứ để tránh bị điều tra hoặc bị áp dụng những hình thức phòng vệ thương mại.
Trong những năm qua, da giày luôn nằm trong tốp 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chỉ sau điện thoại và linh kiện, hàng dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu da giày đạt trên 16 tỷ USD, riêng xuất khẩu giày dép đạt 13 tỷ USD. Tính chung, xuất khẩu da giày chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2016. Thị trường truyền thống lớn nhất của xuất khẩu giày dép của Việt Nam là Mỹ với 35,3% tổng kim ngạch, kế đến là Trung Quốc, EU và Nhật Bản. Có thể khẳng định thời gian qua, xuất khẩu da giày đã làm tốt công tác thị trường và ghi dấu ấn tại các thị trường khó tính nêu trên.
Mặc dù khá thành công ở mảng “đánh bắt xa bờ”, nhưng tại thị trường ASEAN, tỷ trọng xuất khẩu của da giày còn khiêm tốn so với quy mô, năng lực của ngành. Dẫn chứng cho thấy, cả năm 2016, xuất khẩu giày dép sang ASEAN chưa đạt tới 400 triệu USD. Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaco), nguyên nhân xuất khẩu giày dép và túi xách của Việt Nam sang các nước ASEAN còn thấp là do nhiều nước trong khối này cũng là đối thủ mạnh về sản xuất và xuất khẩu giày dép, túi xách, đặc biệt là một số nước có ngành sản xuất giày dép lớn như Thái Lan, Indonesia…
Ở góc nhìn lạc quan về tương lai cho ngành da giày Việt Nam so với các nước ASEAN, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, dù một số nước như Thái Lan, Indonesia và Malaysia có ngành công nghiệp da giày phát triển nhất và có sự tương đồng nhưng so với các quốc gia khác, Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động tay nghề cao, giá nhân công rẻ hơn… nên khả năng mở rộng thị trường trong khối này vẫn còn khá tốt. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có cơ hội hợp tác với các nước trong khối phát triển nguồn nguyên - phụ liệu, hình thành chuỗi cung ứng giá trị mới, giúp giảm suất đầu tư, tăng năng lực sản xuất và cung ứng với sản lượng lớn, giảm dần lượng nguyên - phụ liệu nhập khẩu, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và góp phần cạnh tranh giữ vững thị phần tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản. Nhưng để nắm bắt tốt cơ hội, doanh nghiệp phải luôn bám sát thị trường, nắm bắt thông tin nhằm điều chỉnh định hướng sản xuất, kinh doanh kịp thời. Doanh nghiệp tập trung nâng cao năng lực nội tại bằng cách đầu tư xứng đáng cho phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học - công nghệ mới, cải tiến hệ thống quản lý sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, giảm thời gian giao hàng. Trước mắt, doanh nghiệp trong ngành, nhất là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần liên kết để sản xuất được các đơn hàng lớn, tăng sức cạnh tranh.
Hợp lý hóa chuỗi cung ứng
Theo Chủ tịch Lefaco Nguyễn Đức Thuấn, dù còn nhiều hạn chế, nhưng nhìn chung tình hình sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp da giày trong năm 2017 khá tốt. Lefaso dự báo, trong năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành có thể đạt 17,8 - 18 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016. Đặt biệt, ngành da giày kỳ vọng đột phá trong thời gian tới ở thị trường EU khi FTA giữa hai bên được ký kết. Trên thực tế, từ năm 2014, giày dép của Việt Nam vào EU mới chính thức được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) với thuế suất giảm từ 13% - 14% xuống còn 3% - 4% với tất cả các mặt hàng và đã tạo ra cú hích mạnh mẽ cho xuất khẩu mặt hàng này vào EU. Và chỉ sau 2 năm, tức năm 2016, xuất khẩu da giày của Việt Nam vào EU đạt gần 5 tỷ USD và hiện EU là thị trường xuất khẩu da giày lớn thứ hai của Việt Nam, sau Hoa Kỳ.
Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Lefaso Phan Thị Thanh Xuân, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực sẽ tạo ra động lực tăng trưởng mới cho toàn ngành da giày so với thời điểm hiện nay do hầu hết các dòng thuế nhập khẩu ba lô - túi xách - cặp và hơn 40% các dòng thuế nhập khẩu giày dép vào thị trường EU sẽ được giảm về 0% và toàn bộ các dòng thuế giày dép cắt giảm về 0% trong vòng 7 năm sau khi hiệp định có hiệu lực. Tuy nhiên, để được hưởng giảm thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường EU, các doanh nghiệp phải đáp ứng các quy định về nguồn gốc xuất xứ đối với sản phẩm da giày. Các doanh nghiệp cũng cần hiểu biết rõ về các rào cản kỹ thuật trong thương mại, nhất là các quy định về hạn chế hóa chất độc hại, về an toàn sản phẩm tiêu dùng và các biện pháp phòng vệ (chống bán phá giá, chống trợ cấp giá…) được áp dụng tại EU. Hiện nay, tỷ lệ sản xuất gia công của ngành da giày Việt Nam còn cao, trong khi để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật hết sức khắt khe của EU, đòi hỏi nỗ lực về cải tiến công nghệ và quy trình sản xuất hết sức nghiêm ngặt từ phía các doanh nghiệp. Do đó, để tận dụng tốt EVFTA, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu và xây dựng kế hoạch trong việc điều chỉnh chuỗi cung ứng, các nguyên vật liệu đầu vào để đáp ứng các quy tắc xuất xứ, qua đó mới có thể thực sự tận dụng được thuế suất ưu đãi khi EVFTA có hiệu lực. Doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu kỹ thông tin để nắm được đặc điểm riêng của từng thị trường nhằm đảm bảo thành công và hiệu quả của việc xuất khẩu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú ý đáp ứng đầy đủ quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như đảm bảo nguồn gốc xuất xứ để tránh bị điều tra hoặc bị áp dụng những hình thức phòng vệ thương mại.