Tuy nhiên, theo đánh giá của sở công thương các tỉnh, thành khu vực phía Nam, ngành công nghiệp hỗ trợ tại mỗi địa phương vẫn còn mang tính tự phát, năng lực cạnh tranh thấp và thiếu thông tin thị trường. Trong khi đó, tính liên kết giữa ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp trọng yếu cũng chưa cao.
TP Cần Thơ với vị thế là trung tâm của vùng ĐBSCL nhưng hoạt động của doanh nghiệp có quy mô nhỏ lẻ. Thống kê từ Sở Công thương TP Cần Thơ cho thấy, địa phương chỉ có 200 đơn vị hoạt động trong ngành cơ khí, 150 cửa hàng kinh doanh linh - phụ kiện… Vì vậy, muốn phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và thực hiện vai trò của TP Cần Thơ ở khu vực ĐBSCL, cần hình thành một trung tâm công nghiệp hỗ trợ vùng. Việc này nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết không chỉ đối với địa phương mà còn với cả khu vực.
Ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM, cho biết, trong thời gian qua cũng như định hướng kế hoạch sắp tới, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ luôn là chính sách ưu tiên của TPHCM. Theo đó, thành phố luôn nỗ lực thực hiện chủ trương của Chính phủ là đến năm 2020, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng 45% nhu cầu nội địa và năm 2025 lên mức 65%.
Ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM, cho biết, trong thời gian qua cũng như định hướng kế hoạch sắp tới, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ luôn là chính sách ưu tiên của TPHCM. Theo đó, thành phố luôn nỗ lực thực hiện chủ trương của Chính phủ là đến năm 2020, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng 45% nhu cầu nội địa và năm 2025 lên mức 65%.
Để đạt được mục tiêu trên, ông Nguyễn Phương Đông cho rằng, TPHCM đã và đang thực hiện nhiều cơ chế chính sách và giải pháp như kích cầu đầu tư, hỗ trợ gói tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp, tăng cường kết nối với các doanh nghiệp FDI… Đặc biệt, TPHCM luôn chú trọng liên kết với các tỉnh, thành phố khác để cùng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, ghi nhận thực tế cho thấy, hiện nay việc liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của TPHCM với doanh nghiệp các tỉnh, thành còn nhiều hạn chế, chủ yếu do thiếu thông tin. Vì thế, sở công thương các tỉnh, thành cần phải là đầu mối để tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp công nghiệp trong vùng. TPHCM với vai trò “đầu tàu” kinh tế, động lực tăng trưởng của khu vực phía Nam, cần nghiên cứu hình thành trung tâm luyện kim để hỗ trợ ngành cơ khí các địa phương đi vào từng ngành nghề mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh.