Trong đó, ngành chế biến, chế tạo có mức tăng trưởng cao nhất, tăng 10,6%. Kế đến là ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10,2%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,4% và ngành khai khoáng tăng 2,5%.
Xét cơ cấu từng sản phẩm thì sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất kim loại có mức tăng trưởng cao nhất, đạt hơn 40%. Còn khai thác quặng kim loại, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, khai thác than cứng và than non tăng 14% - 19%.
Ngoài ra, các ngành sản xuất giường, tủ, bàn, in, sao chép bản ghi các loại, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế), dệt cũng tăng ở mức trên 11%.
Ở chiều ngược lại, một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học, thuốc lá… chỉ duy trì mức tăng trên 3%. Các ngành còn lại như bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị, sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 1% - 1,7%.
Các tin, bài viết khác
-
Linh hoạt thị trường, giữ đà tăng trưởng
-
Để giữ chân doanh nghiệp
-
1,5 triệu USD hỗ trợ đấu giá điện mặt trời
-
Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại
-
Cơ hội để doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa
-
Doanh nghiệp châu Âu kiến nghị tháo gỡ khó khăn
-
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ “trở mình”
-
Đan Mạch hỗ trợ chuỗi an toàn thực phẩm
-
Việt Nam tiếp tục hấp dẫn doanh nghiệp ngoại
-
Doanh nghiệp tự tin hội nhập