Nghệ An: Trả trên 700 tấn gạo nợ dân trồng rừng

(SGGP).- Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An vừa cho biết, UBND tỉnh này vừa có văn bản về việc xử lý một số nội dung liên quan đến dự án trồng rừng thay thế nương rẫy. Công văn nêu rõ ý kiến của ông Đinh Viết Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh: “Giải quyết nhu cầu trước mắt, cụ thể: Trả nợ gạo cho dân phần khối lượng đã thực hiện năm 2011. Diện tích rừng đã trồng 1.124,9 ha, tương ứng 708,661 tấn gạo, tương đương số tiền 10,984 tỷ đồng”.

(SGGP).- Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An vừa cho biết, UBND tỉnh này vừa có văn bản về việc xử lý một số nội dung liên quan đến dự án trồng rừng thay thế nương rẫy. Công văn nêu rõ ý kiến của ông Đinh Viết Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh: “Giải quyết nhu cầu trước mắt, cụ thể: Trả nợ gạo cho dân phần khối lượng đã thực hiện năm 2011. Diện tích rừng đã trồng 1.124,9 ha, tương ứng 708,661 tấn gạo, tương đương số tiền 10,984 tỷ đồng”.

Trao đổi với PV SGGP về vấn đề trên, ông Nguyễn Thọ Cảnh, Giám đốc Sở NN - PTNT tỉnh Nghệ An cho biết, dự án trồng rừng thay thế nương rẫy do Chi cục Kiểm lâm làm chủ đầu tư. Theo chương trình của dự án, mỗi hécta rừng trồng thay thế nương rẫy được cấp không quá 700kg gạo/năm và mỗi khẩu (thuộc hộ gia đình tham gia dự án) được cấp trung bình 10kg gạo/tháng.

Trước đây, nguồn gạo cấp cho dân được lấy từ Chương trình 5 triệu ha rừng (Dự án 661), tuy nhiên, đến năm 2011 chương trình này đã kết thúc. Trong khi đó, ngân sách của tỉnh Nghệ An còn khó khăn nên không có kinh phí để mua gạo cấp cho dân. Tính giá gạo năm 2011 là 15.500 đồng/kg thì 708,661 tấn gạo sẽ phải có kinh phí 10,9 tỷ đồng. Trong số gạo còn nợ của dân trồng rừng, nhiều nhất là tại huyện Con Cuông với trên 337 tấn, Quỳ Châu trên 101 tấn, Tương Dương trên 100 tấn, Quế Phong trên 64 tấn...

Ông Cảnh cũng cho biết, UBND tỉnh đã ủy quyền cho Giám đốc Sở NN - PTNT thông báo kết thúc dự án kể từ năm 2012 (mặc dù theo kế hoạch dự án là từ 2009 – 2015) để nhân dân các địa phương biết, tự quản lý bảo vệ rừng đã trồng.

D.Cường

Tin cùng chuyên mục