Trong đó quy định rõ, SCIC không được đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, mua toàn bộ doanh nghiệp khác mà người quản lý, người đại diện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của chủ tịch và thành viên hội đồng thành viên, kiểm soát viên, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng của tổng công ty. Không được góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Quy định mới cho phép SCIC được chủ động sử dụng nguồn vốn kinh doanh để thực hiện đầu tư vào các dự án, lĩnh vực, ngành nghề trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời, đối với các công trình, dự án hạ tầng quan trọng mà Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư, SCIC tham gia với vai trò nhà đầu tư tài chính và huy động nguồn vốn trong và ngoài nước để triển khai thực hiện.
Các tin, bài viết khác
-
Long An - “Địa chỉ đỏ” thu hút đầu tư
-
Giải ngân vốn FDI cao kỷ lục
-
Ngành hải quan thu thuế vượt 12% chỉ tiêu
-
Những thương vụ M&A lớn nhất năm 2019
-
TPHCM: Doanh nghiệp bất động sản có số nợ thuế cao nhất
-
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tra cứu dịch vụ pháp lý trên mạng
-
Vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới đạt 1,7 triệu tỷ đồng
-
Khởi đầu nền kinh tế tuần hoàn
-
Biểu quyết nhà chung cư tính trên m2
-
Hà Nội: Đề nghị công an điều tra các công ty nợ BHXH kéo dài