Nguồn gốc, ý nghĩa các từ ngữ: “đàn dương cầm”, “bánh xu xê”, “ý trung nhân”

Hỏi:
Nguồn gốc, ý nghĩa các từ ngữ: “đàn dương cầm”, “bánh xu xê”, “ý trung nhân”

Hỏi: Đề nghị giải thích nguồn gốc, ý nghĩa các từ ngữ: “đàn dương cầm”, “bánh xu xê”, “ý trung nhân”.
Bảy Nghị (Cần Giờ, TPHCM)

Nguồn gốc, ý nghĩa các từ ngữ: “đàn dương cầm”, “bánh xu xê”, “ý trung nhân” ảnh 1

Đàn Piano hay còn gọi là đàn dương cầm.

LÊ TRUNG HOA: Đàn dương cầm: Ngày trước, ông cha ta thường dùng từ tổ Tây Dương, với ý nghĩa là “biển phía Tây”, để chỉ các nước Tây Âu. Đàn piano từ phương Tây du nhập vào nước ta nên ban đầu người Việt gọi là Tây Dương cầm, sau rút gọn thành dương cầm. 

Bánh xu xê: Âm gốc của xu xê là phu thê, có ý nghĩa là “vợ chồng”. Đây là loại bánh ngọt bày trong lễ tơ hồng. Về sau, loại bánh này trở nên phổ dụng trong đời sống hằng ngày.

Ý trung nhân: Ý: điều suy nghĩ trong đầu; trung: trong; nhân: người. Vậy ý trung nhân là người mà tâm tư, tình cảm ta luôn chú ý đến. Cách dùng thông thường hiện nay chỉ người mình yêu mến, luôn luôn xuất hiện trong tâm trí mình.

Trong các thế kỷ IV-V, Đào Tiềm (365-427) đã sử dụng từ tổ này: “Niệm ngã ý trung nhân” (nghĩ đến người yêu mến của ta).

Tin cùng chuyên mục