Nhạc sĩ xứ Huế - Trầm bổng sóng Hương Giang

Huế đang trong các tháng hưởng ứng Năm Du lịch cho các tỉnh Bắc Trung bộ, với nhiều hoạt động văn học nghệ thuật, trong đó ca nhạc cũng góp phần sinh động, hấp dẫn du khách. Tuy tác giả của những bài ca bất hủ dù còn sống hay đã qua đời thì tác phẩm của họ vẫn mãi vang vọng đó đây. Nhạc sĩ xứ Huế thành danh có nhiều, sau đây chỉ xin giới thiệu một số tiêu biểu.
Nhạc sĩ xứ Huế - Trầm bổng sóng Hương Giang

Huế đang trong các tháng hưởng ứng Năm Du lịch cho các tỉnh Bắc Trung bộ, với nhiều hoạt động văn học nghệ thuật, trong đó ca nhạc cũng góp phần sinh động, hấp dẫn du khách. Tuy tác giả của những bài ca bất hủ dù còn sống hay đã qua đời thì tác phẩm của họ vẫn mãi vang vọng đó đây. Nhạc sĩ xứ Huế thành danh có nhiều, sau đây chỉ xin giới thiệu một số tiêu biểu.

Đầu tiên có thể kể đến nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương (1919-2002) từ năm 17 tuổi đã viết Tiếng sông Hương buồn da diết. Nhưng còn buồn hơn khi ông ra Hà Nội học, lang thang trong đêm đông không nhà đã để lại cho đời bản Đêm đông não nuột. Cũng từ Hà Nội, ông viết hùng ca Bình Trị Thiên khói lửa như góp phần làm sáng thêm Cách mạng mùa thu.

Rồi người chơi đàn nhị, nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba (1914-1997) mở Tỳ Bà Trang nhưng viết nhạc Tây rất khỏe với Quãng đường Mai, Thu khói lửa, Lửa rừng đêm…, những ca khúc đánh thức trai gái Huế thôi ủy mị yếm thế để cùng cả nước vươn vai tranh đấu.

Lại có một nhạc sĩ say mê viết hùng ca rất mạnh như những Đêm Mê Linh, Thúc quân, đó là nhạc sĩ Văn Giảng, do một lời thách thức của nhà xuất bản âm nhạc Tinh Hoa thời bấy giờ đã quay qua viết tình ca, để lại cho đời những ca khúc “mềm mại” như Ai về sông Tương, Đôi mắt huyền với bút danh Thông Đạt. Thông Đạt không chỉ chuyển từ hùng ca sang tình ca mà ông còn có công nghiên cứu, chuyển ký âm nhạc cổ “ngũ cung” sang ký âm pháp, để những nhạc công sử dụng “đờn cò” có thể nhìn ký âm pháp mà kéo cò.

Giữa không gian âm nhạc đó có một nhóm các nhạc sĩ nổi tiếng khác, đó là Ưng Lang với ca khúc vượt thời gian như Mưa rơi, Châu Kỳ với Trở về, Giọt lệ đài trang, Lê Mộng Bảo với Không làm nô lệ, Lê Mộng Nguyên với Trăng mờ bên suối, Đỗ Kim Bảng với Mưa đêm ngoại ô, Hoàng Nguyên với Tà áo tím, Nhị Hà với Mẹ tôi, Lê Quang Nhạc với Xa quê và Phạm Mạnh Cương với Thung lũng lệ cho người tình.

Ca sĩ Vân Khánh và tốp múa trong ca khúc Huyền thoại mẹ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh: Dịu Thương

Ca sĩ Vân Khánh và tốp múa trong ca khúc Huyền thoại mẹ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh: Dịu Thương

Tất nhiên còn phải kể đến Trịnh Công Sơn (1939-2001), từ bản đầu tay tình tứ Ướt mi viết năm 1958, rồi hàng trăm ca khúc ra đời đan xen giữa Diễm xưa, Nắng thủy tinh với Gọi tên bốn mùa, Huyền thoại mẹ cho đến Nối vòng tay lớn, Em ở nông trường em ra biên giới… cũng là một trong những nhạc sĩ ghi thêm nốt son đậm đà cho người sáng tác âm nhạc xứ Huế tài hoa.

Bên cạnh dòng nhạc bi hùng trầm bổng, sóng sông Hương còn dâng lên những ca khúc tươi vui dành cho thiếu nhi, tiêu biểu là nhạc sĩ Ngô Ganh với Chú chuột cắp trứng hay như Lê Cao Phan là Hai chú gà con

Sẽ là thiếu sót, nếu không nhắc tới một nhạc sĩ gốc Bắc vào ở rể xứ Huế là nhạc sĩ Dương Thiệu Tước (vợ là ca sĩ Minh Trang). Từ Huế ông để lại hai khúc trầm ca mượt mà là Đêm tàn Bến NgựTiếng xưa và một hoan ca Dưới nắng hồng

LÊ VĂN SÂM

Tin cùng chuyên mục