Nguồn vải may mặc nhập khẩu chủ yếu từ các nước châu Á, trong đó dẫn đầu là thị trường Trung Quốc, chiếm 52% tổng kim ngạch.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cũng cho biết, chỉ riêng mặt hàng vải, doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu tới 86% để phục vụ sản xuất và xuất khẩu, do chất lượng vải trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường xuất khẩu chính của dệt may.
Đáng chú ý, theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA), Liên minh châu Âu (EU) sẽ bỏ thuế nhập khẩu cho nhóm hàng dệt may Việt Nam, nhưng phải tiến hành trong vòng 7 năm sau khi hiệp định có hiệu lực. Chưa kể, dệt may cũng là mặt hàng khá nhạy cảm với EU nên hiệp định đưa ra quy tắc xuất xứ tương đối nghiêm ngặt.
Đáng chú ý, theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA), Liên minh châu Âu (EU) sẽ bỏ thuế nhập khẩu cho nhóm hàng dệt may Việt Nam, nhưng phải tiến hành trong vòng 7 năm sau khi hiệp định có hiệu lực. Chưa kể, dệt may cũng là mặt hàng khá nhạy cảm với EU nên hiệp định đưa ra quy tắc xuất xứ tương đối nghiêm ngặt.
Các mặt hàng dệt may của Việt Nam phải đảm bảo quy chế chuyển đổi nguồn gốc xuất xứ kép. Cụ thể, để một mặt hàng dệt may Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan, ít nhất hàng hóa đó phải được sản xuất tại Việt Nam (tiêu chuẩn xuất xứ đơn là vải có thể được nhập khẩu rồi cắt may tại Việt Nam, tiêu chuẩn kép là vải phải được sản xuất tại Việt Nam và khâu cắt may cũng tại Việt Nam).
Bên cạnh đó, EU cho phép áp dụng quy chế cộng dồn nguồn gốc xuất xứ. Nghĩa là hàng hóa có nguồn gốc từ các nước đối tác với EU cũng được coi là có nguồn gốc xuất xứ để hưởng ưu đãi. Đây là một thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam. Do đó, phía doanh nghiệp cần nắm chắc quy định đối với từng mặt hàng và lộ trình giảm thuế trong hiệp định EVFTA để được hưởng các ưu đãi.