Nhìn lại vai trò Vương triều Mạc trong lịch sử

Ngày 21-9, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn di tích Cổ Loa - Thành cổ và Hội Sử học Hà Nội đã tổ chức hội thảo Vương triều Mạc (1527-1592) với sự tham gia của nhiều nhà sử học, nhà văn hóa có uy tín.

(SGGP).- Ngày 21-9, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn di tích Cổ Loa - Thành cổ và Hội Sử học Hà Nội đã tổ chức hội thảo Vương triều Mạc (1527-1592) với sự tham gia của nhiều nhà sử học, nhà văn hóa có uy tín.

Các tham luận trong hội thảo tập trung vào chính sách ngoại giao của nhà Mạc với sách lược “thần phục giả vờ, độc lập thực sự”. Nhà Mạc cũng là triều đại có những bước tiến trong văn hóa, giáo dục, phát triển nông nghiệp và công thương nghiệp. Nhiều tham luận trong hội thảo đã đưa ra những phát hiện mới trong hệ thống các di tích thời kỳ này như văn bia, hệ thống thờ tự hay di chỉ khảo cổ.

Trong các bộ chính sử thời phong kiến của nước ta, cũng như quan niệm của các sử gia đương thời trước thập kỷ 70 của thế kỷ 20 thường coi triều Mạc là “ngụy triều”, “nghịch thần”. Nhưng từ năm 1980 trở đi, trong giới nghiên cứu lịch sử bắt đầu có những cái nhìn cởi mở hơn, đánh giá đúng đắn hơn về triều Mạc.

T. HÀ

Tin cùng chuyên mục