Xã hội hóa xe buýt ở Hà Nội

Nhọc nhằn xe buýt tư nhân

Từ lâu, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã yêu cầu phải tiến hành xã hội hóa xe buýt Hà Nội với sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân. Theo kế hoạch, xe buýt tư nhân phải lăn bánh cách đây một năm. Nhưng đến nay, việc đấu thầu các tuyến xe buýt vẫn chưa được tiến hành. Dường như bản chất của sự chậm trễ này nằm ở chỗ Tổng Công ty Vận tải Hà Nội muốn nhượng bộ, chia sẻ thị phần của mình đến đâu...
Nhọc nhằn xe buýt tư nhân

Từ lâu, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã yêu cầu phải tiến hành xã hội hóa xe buýt Hà Nội với sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân. Theo kế hoạch, xe buýt tư nhân phải lăn bánh cách đây một năm. Nhưng đến nay, việc đấu thầu các tuyến xe buýt vẫn chưa được tiến hành. Dường như bản chất của sự chậm trễ này nằm ở chỗ Tổng Công ty Vận tải Hà Nội muốn nhượng bộ, chia sẻ thị phần của mình đến đâu...

  • Xe quá tải, chất lượng phục vụ kém

Trên tuyến xe buýt từ Cầu Diễn đến Bến xe phía Nam Hà Nội, khách đứng chật ních. Một hành khách lên xe phát hiện thấy chiếc ghế trên cùng, bên phải vẫn để trống bèn vội vã bước lên ngồi. Ngay lập tức anh này bị phụ xe túm thắt lưng kéo xềnh xệch trở lại kèm một câu cộc lốc: không được ngồi ghế đó. Những hiện tượng như: đánh võng xe buýt trên đường; xe bỏ bến, không đỗ đón khách (nhất là tuyến số 32, số 10, tuyến Hà Nội - Bắc Ninh); lái xe, phụ xe thiếu lịch sự khi giao tiếp với khách... vẫn còn diễn ra.

Ông Nguyễn Trọng Thông, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội phân bua: đơn vị vừa phát động đợt thi đua văn hóa trên xe buýt nhưng chưa thể khắc phục được tình trạng trên ngày một ngày hai.

Tuy nhiên, còn khó khăn khác lớn hơn nhiều. Đó là tình trạng xe buýt Hà Nội đang quá tải.

Nhọc nhằn xe buýt tư nhân ảnh 1

Xe buýt Hà Nội luôn trong tình trạng quá tải.

Hà Nội hiện có 41 tuyến xe buýt với tần suất trên 7.000 chuyến/ngày. Mặc dù thành phố đã đưa thêm 570 xe buýt mới vào hoạt động nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu đi xe ngày càng đông. Từ đầu năm đến nay, hệ thống xe buýt Hà Nội đã vận chuyển khoảng 200 triệu lượt khách, vượt kế hoạch năm, tăng gấp 4 lần so với cả năm 2002 và dự kiến sẽ vận chuyển ít nhất 270 triệu lượt trong năm nay. Ông Nguyễn Trọng Thông cho biết, hai năm 2005 và 2006, Tổng công ty sẽ đầu tư thêm 400 xe, nâng tổng số xe lên 1.100 xe.

Tuy nhiên, theo ông Ngô Văn Cầu, Phó giám đốc Trung tâm điều hành giao thông đô thị Hà Nội, ngần ấy xe có thể vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng và hiệu quả kinh tế của vận chuyển xe buýt.

  • Xã hội hóa xe buýt?

Xe buýt Hà Nội đang tồn tại một nghịch lý: khách hàng ngày càng tăng, ngân sách thành phố càng phải đầu tư lớn hơn (đến nay khoảng trên 500 tỷ đồng) và số tiền thành phố bù lỗ cũng ngày càng tăng (từ 70 tỷ đồng năm 2002 lên trên 100 tỷ đồng năm 2003).

Từ năm 2002, lãnh đạo Hà Nội đã có chủ trương cho phép tư nhân tham gia vận chuyển công cộng bằng xe buýt. Nếu theo đúng chỉ đạo thì từ đầu năm 2004 xe buýt tư nhân đã có thể được lăn bánh trên đường Hà Nội. Tuy nhiên, công việc này được triển khai rất chậm nên có lẽ sớm nhất là vào năm 2005 mới có xe buýt tư nhân ở Hà Nội. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Theo đánh giá của một số doanh nghiệp, nguyên nhân lớn nhất vẫn là tình trạng “bao sân”, “một mình một chợ” của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, là chưa có sự tham gia của doanh nghiệp vận tải tư nhân, điều sẽ chỉ có lợi cho thành phố, lợi cho hành khách. Sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân còn làm tăng sức ép cạnh tranh về chất lượng phục vụ, giảm bao cấp của thành phố cho vận tải hành khách công cộng.

Bắc Hà là 1 trong số 15 doanh nghiệp vận tải đang hào hứng chuẩn bị tham gia đấu thầu vận chuyển trên 6 tuyến xe buýt mới ở Hà Nội vào cuối năm nay (dù 6 tuyến này được đánh giá “xương xẩu” hơn nhiều so với các tuyến hiện có) và 7 tuyến trong năm 2005. Thậm chí, theo ông Nguyễn Kim Cương, nếu được tạo điều kiện về vốn, công ty này sẵn sàng tham gia các tuyến xe buýt từ 5 tỉnh lân cận về Hà Nội để giảm thiểu phương tiện cá nhân, tránh ùn tắc giao thông. Song, vấn đề đặt ra là giá cước xe buýt liệu có giảm?

“Chúng tôi dự kiến sẽ bán 2 mức giá vé và nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút hành khách và giảm chi phí vận chuyển nhằm giảm trợ cấp, bù lỗ và có thể cạnh tranh được với “ông lớn”, ông Kim Cương nói.

Trường hợp của Công ty TNHH Kim Đỉnh, Công ty cổ phần Cơ khí Đông Anh... cũng rất bức xúc. Theo ông Ngô Văn Cầu, “những doanh nghiệp dân doanh nêu trên luôn e ngại về việc họ chưa được bảo đảm các điều kiện bình đẳng khi tham gia cạnh tranh với Tổng công ty Vận tải Hà Nội”. Chẳng hạn, thời gian khấu hao của xe thông thường là 7, 8 năm nhưng thành phố Hà Nội lại quy định sau 3 năm sẽ xem xét có cho các doanh nghiệp tư nhân đã trúng thầu được tiếp tục khai thác tuyến đã trúng thầu hay không. Hơn nữa, các doanh nghiệp tư nhân luôn gặp khó khăn trong việc tìm thuê mặt bằng làm bãi đỗ xe, còn các đơn vị thuộc Tổng công ty Vận tải Hà Nội vẫn được thành phố ưu ái cho thuê mặt bằng. Trong khi đó, mặt bằng là một trong những tiêu chí xét thầu, đây là một bất lợi của không ít doanh nghiệp tư nhân. 

Mới thấy, con đường xe buýt tư nhân ở Hà Nội còn lắm gian nan.

QUỐC HỢP

Tin cùng chuyên mục