Hơn 50 năm xây dựng và phát triển, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt (lò Đà Lạt) thuộc Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt là nơi duy nhất ở nước ta nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm từ phóng xạ, cung cấp đồng vị phóng xạ và dược chất phóng xạ ổn định cho 25 bệnh viện trong cả nước.
Lò Đà Lạt thuộc loại lò nghiên cứu dạng bể bơi, thành lò được làm bằng bê tông kết hợp với chì, có độ dày lên đến 3m, có tác dụng cản bức xạ. Nhiên liệu trong lò là uranium có độ giàu thấp
Trung tâm điều khiển lò phản ứng hạt nhân được trang bị máy móc hiện đại và tiên tiến nhất. Dù có thể hoạt động tối đa 25 ngày/tháng nhưng hiện tại, công suất của lò phản ứng mới chỉ dừng ở mức 7 ngày/tháng. Thời gian còn lại, dùng cho việc đào tạo, nghiên cứu
Từ bể lò, chất phóng xạ được đưa đến máy tách (máy sản xuất) đồng vị phóng xạ
Trong đó, đồng vị phóng xạ I -131 là một trong những loại phổ biến được dùng trong chữa bệnh ung thư. Trước đó, các sản phẩm được giám sát chất lượng bằng thiết bị kiểm định đồng vị trị giá 4 tỷ đồng, mua sắm vào năm 2015
Lò Đà Lạt có thêm các đơn vị chuyên trách đo nồng độ bức xạ môi trường xung quanh lò cũng như mức độ nhiễm xạ của các kỹ sư đang làm việc trong lò, bằng các thiết bị chuyên biệt. Hiện lò Đà Lạt là một trong 35 lò phản ứng nghiên cứu thuộc 28 quốc gia trên thế giới được IAEA quản lý thông qua Dự án viện trợ và thỏa thuận cung cấp nhiên liệu (IAEA Project and Supply Agreements).
GIA QUẢNG
Các tin, bài viết khác
- Phát động cuộc thi Khởi nghiệp Start Tel Aviv 2016
- Robocon 2016: Đi tìm năng lượng sạch
- 100 hồ sơ tham gia xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước về KH-CN đợt 5
- Việt Nam có hơn 12.000 tiến sĩ tham gia nghiên cứu và phát triển KH-CN
- Honda VN khởi động giải thưởng dành cho kỹ sư và nhà khoa học trẻ Việt Nam
- Vai trò của y học hạt nhân
- Bước tiến lớn trong ứng dụng năng lượng nguyên tử
- Một số hãng máy tính nước ngoài cài phần mềm gián điệp vào máy tính tại Việt Nam
- Ươm tạo doanh nghiệp Vi mạch và Hệ thống nhúng
- Việt Nam sẽ cấp phép 4G trong quý IV-2016