Nước mắt dâng trào khi lần đầu nghe Tiến quân ca

“Tiếng nhạc cất lên ngập tràn cảm xúc, xúc động nghẹn ngào, chưa thuộc nên không thể hát theo nhưng nước mắt cứ trào ra”. Đó là kỷ niệm của bà Nghiêm Thúy Băng, vợ của cố nhạc sĩ Văn Cao, tác giả bài Tiến quân ca - Quốc ca Việt Nam -  khi lần đầu tiên bài hát này được vang lên tại Hà Nội vào mùa thu năm 1945.
Nước mắt dâng trào khi lần đầu nghe Tiến quân ca

“Tiếng nhạc cất lên ngập tràn cảm xúc, xúc động nghẹn ngào, chưa thuộc nên không thể hát theo nhưng nước mắt cứ trào ra”. Đó là kỷ niệm của bà Nghiêm Thúy Băng, vợ của cố nhạc sĩ Văn Cao, tác giả bài Tiến quân ca - Quốc ca Việt Nam -  khi lần đầu tiên bài hát này được vang lên tại Hà Nội vào mùa thu năm 1945.

Một trong những dấu mốc quan trọng của bài hát Tiến quân ca là ngày 13-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức chọn bài hát này làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 17-8-1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước Nhà hát Lớn, bài Tiến quân ca đã được cất lên. Cũng tại quảng trường Nhà hát Lớn, ngày 19-8-1945, trong cuộc mít tinh lớn, dàn đồng ca của Đội Thiếu niên Tiền phong đã hát bài Tiến quân ca.

Lãnh đạo Bộ VH-TT-DL thăm hỏi gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao ngày 1-9-2015. Vợ nhạc sĩ Văn Cao - bà Nghiêm Thúy Băng (thứ ba, phải sang)

Bà Nghiêm Thúy Băng kể, lần đầu tiên bà được nghe Tiến quân ca là ngày 19-8-1945 khi cùng đoàn nữ sinh tham gia mít tinh tại quảng trường Nhà hát Lớn. “Trước đó, chúng tôi đi duyệt binh bằng bài Chiến sĩ Việt Nam chứ chưa có bài Tiến quân ca. Đến ngày 19-8-1945, dàn đồng ca của Đội Thiếu niên Tiền phong đã hát bài Tiến quân ca chào lá cờ đỏ sao vàng…”.

Ngày 2-9-1945, Tiến quân ca chính thức được cử hành khi Bác đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình bởi Ban nhạc Giải phóng quân do Đinh Ngọc Liên chỉ huy. Bài hát Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao đã ra đời trong thời đại “buổi bình minh” lịch sử của dân tộc, đất nước. Năm 1946, Quốc hội khóa I đã quyết định chọn Tiến quân ca làm Quốc ca. Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam, tại điều 3 ghi rõ: “Quốc ca là bài Tiến quân ca”. Năm 1955, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa I đã quyết định mời tác giả tham gia sửa một số chỗ về phần lời của quốc ca.

Bà Nghiêm Thúy Băng xúc động chia sẻ: “Sinh thời, Bác Hồ có nói với chồng tôi rằng, chồng tôi là nhạc sĩ có tài, có công sáng tác Quốc ca Việt Nam. Mỗi dịp 2-9, dù bận trăm công ngàn việc, Bác đều cho mời tác giả Quốc ca lên gặp mặt. Duy nhất có Văn Cao là nghệ sĩ được tặng Huân chương Chiến công hạng nhất có chữ ký của Bác Hồ”.

MAI AN

Tin cùng chuyên mục