Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã hoàn thành tốt đẹp

Chiều 5-11, tiếp tục phiên chất vấn tại kỳ họp lần thứ 4 Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của ĐBQH, trước khi phiên chất vấn và trả lời chất vấn bế mạc. Tổng cộng, trong hơn 1 giờ đã có 19 ĐB chất vấn Thủ tướng, còn lại 16 ĐB chưa được phát biểu sẽ được trả lời bằng văn bản và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Quốc hội.
Ảnh: QUANG PHÚC
Ảnh: QUANG PHÚC

Tổng cộng, trong hơn 1 giờ đã có 19 ĐB chất vấn Thủ tướng, còn lại 16 ĐB chưa được phát biểu sẽ được trả lời bằng văn bản và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Quốc hội.

Phát biểu bế mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận định, phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã hoàn thành tốt đẹp với 4 nhóm vấn đề về xây dựng, thông tin – truyền thông, nội vụ và thanh tra. Có 149 lượt ĐB đã chất vấn, 22 lượt ĐB tranh luận.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, các nội dung chất vấn và trả lời chất vấn đã nắm chắc thực tiễn, phản ánh được tâm tư nguyện vọng của cử tri cả nước, câu hỏi ngắn gọn rõ ràng, đi thẳng vấn đề, tranh luận thẳng thắn mang tính xây dựng trách nhiệm cao. Qua chất vấn đã chỉ ra nhiều hạn chế yếu kém để tìm giải pháp phù hợp. 

Thủ tướng và các thành viên Chính phủ đã trả lời đúng trọng tâm, trực tiếp vào vấn đề, không né tránh, giải trình nhiều vấn đề ĐB nêu, nhận trách nhiệm về những hạn chế của ngành, lĩnh vực, đưa ra nhiều giải pháp. Quốc hội hoan nghênh sự nghiêm túc, cầu thị, trách nhiệm cao của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, trưởng ngành trong trả lời chất vấn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên bế mạc kỳ họp, làm cơ sở pháp lý trong triển khai thực hiện cũng như theo dõi giám sát của Quốc hội và cử tri, nhân dân cả nước.

Phải sửa Luật Đầu tư công
ĐB Nguyễn Mạnh Hùng (Cần Thơ) hỏi, phần tỷ trọng đóng góp của kinh tế số hiện khoảng 10%, mục tiêu năm 2030 đạt 30%. Thời gian đến năm 2030 không còn nhiều, Chính phủ có giải pháp gì để có thể đạt mục tiêu kinh tế số như trên? 
ĐB Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) đặt vấn đề: Chính phủ ban hành Nghị quyết về phân cấp phân quyền, đã thực hiện tốt trong lĩnh vực giao thông, nhưng các lĩnh vực khác vẫn chưa tốt. Vậy giải pháp là gì, nhất là trong cải cách hành chính?
Còn ĐB Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) cho rằng quy định Luật Đầu tư công đã gây khó khăn cho nhiều địa phương. 
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã hoàn thành tốt đẹp ảnh 1 ĐB Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) cho rằng, quy định Luật Đầu tư công đã gây khó khăn cho nhiều địa phương. Ảnh: QUANG PHÚC
Trả lời câu hỏi về chuyển đổi số, Thủ tướng nhấn mạnh đây là xu thế. Với mục tiêu 30% vào năm 2030, Thủ tướng cho rằng, trước tiên vẫn là vấn đề thể chế, phát triển kinh tế số len lỏi vào tất cả các ngành nên phải tăng cường quản lý nhà nước, vừa đảm bảo phát triển lành mạnh đúng hướng, bền vững; vừa kiểm soát được những cái không đúng hướng, không lành mạnh. Bên cạnh đó là yếu tố con người, là trung tâm, chủ thể, mục tiêu nguồn lực phát triển.
Thủ tướng cũng cho rằng phải phát huy yếu tố con người, hỗ trợ người yếu thế để không ai bị bỏ lại phía sau do thiếu hạ tầng khi chuyển đổi số. 
Cùng với đó là đầu tư nguồn lực; đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu. Theo Thủ tướng, một số ngành còn cục bộ, cơ sở dữ liệu lớn phải được tích hợp từ nhiều cơ quan, nhưng cũng có anh cát cứ…
Liên quan đến phân cấp phân quyền, chủ trương chung là phải đẩy mạnh để đảm bảo thực hiện nhanh nhất, tốt nhất nhiệm vụ. Lĩnh vực giao thông ban đầu cũng băn khoăn, phải đi đôi phân bổ nguồn lực, tăng năng lực thực thi. Các lĩnh vực khác cũng phải thể chế hóa. Quốc hội phải ra Nghị quyết; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ sức, đủ năng lực để phân cấp phân quyền, xây dựng cơ chế kiểm tra giám sát thường xuyên để kiểm soát quyền lực tránh lạm quyền. Về Luật đầu tư công, Thủ tướng nói thực tiễn đang vướng, theo Thủ tướng là phải sửa.
Hợp tác công tư phải tính cả giá trị thương hiệu khu vực công
ĐB Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) nêu, hiện hợp tác công - tư đang gặp nhiều khó khăn trong định giá khu vực công, xây dựng thương hiệu. ĐB Hoàng Anh Công (Thái Nguyên) nêu một điểm trong báo cáo của Chính phủ là nhận định việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hạn chế.
ĐB Lò Thị Luyến (Điện Biên) đặt vấn đề về nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân nhu cầu cao nhưng nguồn cung thiếu, người thu nhập thấp khó tiếp cận, khó đáp ứng các yêu cầu, điều kiện đặt ra.
Các ĐB đề nghị Thủ tướng đưa ra các giải pháp để khắc phục những khó khăn trên. 
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã hoàn thành tốt đẹp ảnh 2 ĐB Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) nêu, hiện hợp tác công - tư đang gặp nhiều khó khăn trong định giá khu vực công, xây dựng thương hiệu. Ảnh: QUANG PHÚC
Trả lời, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, việc xây dựng, định giá thương hiệu ở các nước trên thế giới đã có truyền thống, rất chuyên nghiệp, như các câu lạc bộ bóng đá. Phải nhận thức về vấn đề này, tăng cường nhận thức về thương hiệu và giá trị thương hiệu, từ đó xây dựng thương hiệu. Để rồi, khi hợp tác công - tư, nhất là trong y tế, giáo dục phải tính cả giá trị thương hiệu này vào chứ không chỉ là cơ sở vật chất. 
Về công tác tiếp công dân, giải quyết các vụ khiếu nại, Thủ tướng đưa giải pháp là rà lại quy định, nâng cao trách nhiệm của các cấp ngành, tập trung nâng cao nhận thức để gia tăng hành động; đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát công tác tiếp công dân. 
Liên quan chính sách nhà ở xã hội, Thủ tướng nhận định, trước tiên là vấn đề nguồn lực. “Một doanh nghiệp muốn mua nhà cho công nhân thuê lại, thì phải rà lại quy định. Nhà ở xã hội có mua, thuê, thuê mua, nhưng hiện chúng ta chưa có thuê mua”, Thủ tướng nói và cho rằng phải tính toán lại vấn đề này.
Lo lắng tình trạng “trên trải thảm, dưới rải đinh”
ĐB Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đặt câu hỏi: Cải cách thể chế là nhiệm vụ trọng tâm. Vậy trụ cột trong cải cách thể chế là gì?
Còn ĐB Âu Thị Mai (Lai Châu) hỏi Thủ tướng về định hướng phát triển hạ tầng.
ĐB Nguyễn Thị Thu Hà (Quảng Ninh) nêu: Cử tri cho rằng còn tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, “trên trải thảm, dưới rải đinh”, làm ít sai ít. Quan điểm của Thủ tướng và giải pháp khắc phục?
Trả lời về cải cách thể chế, là một trong ba đột phá chiến lược, quan điểm của Thủ tướng là phải bám sát, tôn trọng thực tiễn khách quan và phải đặt lợi ích người dân lên trên. Các trụ cột là xây dựng nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN. Xuyên suốt là lấy con người làm chủ thể, trọng tâm, động lực phát triển. 
Về phát triển hạ tầng chiến lược, theo Thủ tướng, phải đánh giá lại những việc đã làm xem đáp ứng được tới đâu, phân tích nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. Tiếp đó là xây dựng thể chế liên quan; huy động nguồn lực nhà nước, ngoài nhà nước; chuyển giao công nghệ tiên tiến tăng năng suất lao động, cải cách quản trị quốc gia; sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. 
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã hoàn thành tốt đẹp ảnh 3 ĐB Nguyễn Thị Thu Hà (Quảng Ninh) nêu: Cử tri cho rằng còn tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, “trên trải thảm, dưới rải đinh”, làm ít sai ít.. Ảnh: QUANG PHÚC
Về ý kiến của ĐB Nguyễn Thị Thu Hà liên quan đến cải cách hành chính, Thủ tướng chia sẻ: Chúng ta là nước đang phát triển, trong 35 năm đổi mới đã làm rất nhiều việc, đạt được thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, GDP tăng gấp 100 lần khi bắt đầu đổi mới. Thành tựu đó có phần đóng góp của đội ngũ cán bộ công chức, lớn lên cùng đất nước. Phải kiên trì nhưng không có nghĩa là trì trệ. Phải hoàn thiện thể chế. Nhu cầu của con người có hai cái lớn nhất là vật chất và tinh thần. Vật chất là đủ ăn đủ mặc, tinh thần là phát huy được khả năng của mình, thực hiện nhiệm vụ của mình. 
Theo Thủ tướng, “xây” phải đi đôi với “chống” để xây dựng đội ngũ cán bộ công chức viên chức. Nói “trên nóng dưới lạnh” nhưng đã từng bước được cải thiện.
Cần thiết kế lại đặc thù cho các cơ sở
ĐB Nguyễn Thị Mai Thoa (Hải Dương) đề cập đến nội dung thực hiện tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế. Theo phân cấp phân quyền, cấp xã được giao ngày càng nhiều nhiệm vụ. Theo thống kê, một công chức văn hóa xã hội đang phải thực hiện nhiệm vụ ở 17 lĩnh vực, ảnh hưởng chất lượng công việc. Quan điểm của Thủ tướng và lộ trình để giải quyết hài hòa vấn đề này?
ĐB Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) hỏi, trong tình hình hiện nay, đặt mục tiêu CPI 4,5% liệu có khả thi?
ĐB Bùi Xuân Thống (Đồng Nai) cho rằng, trong an sinh xã hội, chi phí nhà ở là gánh nặng, giải pháp của Thủ tướng là gì?
Trả lời các câu hỏi này, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhìn nhận, hiện nay đúng là ở cơ sở, trong tình hình bình thường, nhiệm vụ công việc đã nhiều, khi tình hình không bình thường thì công việc càng nhiều hơn, như dịch bệnh, phục hồi kinh tế… Tinh giản, tinh gọn là quan điểm chung, nhưng phải sát với tình hình thực tế. Chúng ta đang có chính sách thiết kế chung cho cả hệ thống, nhưng chính sách đặc thù thì chưa được. Cần thiết kế lại đặc thù ở xã như thế nào, chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn khác nhau như thế nào, để dung hòa về bố trí nguồn lực, con người, cơ sở vật chất. Đặc biệt, cần dung hòa điểm chung, riêng, và rà soát lại. 
Với câu hỏi về chỉ số CPI, Thủ tướng cho rằng, vừa qua, chúng ta đã kiên trì nền tảng kinh tế vĩ mô, trong đó có kiểm soát lạm phát. Lạm phát có nội hàm là cầu kéo – cung đẩy. Chống lạm phát phải cân bằng hai yếu tố này, cân bằng với mục tiêu phát triển để thúc đẩy tăng trưởng. 
Trong đó, về “cầu”, phải thống kê 752 mặt hàng, nhóm thành 11 nhóm (rổ), cái rổ lớn nhất là ăn uống, chiếm 39,3%, rổ lớn thứ hai là xây dựng và vật liệu xây dựng (19%). Chống lạm phát phải dung hòa các rổ này. Vừa qua, chúng ta đã không chỉ đủ ăn mà còn tăng được xuất khẩu, tự chủ được, đây là bài học rất quan trọng. 
Liên quan an sinh xã hội, theo Thủ tướng, vừa qua chưa bao giờ chúng ta thực hiện công tác an sinh xã hội quy mô lớn như vậy. Chúng ta đã chi 87.000 tỷ cho gần 56 triệu người và hơn 800 người sử dụng lao động. 
Về vấn đề nhà ở, đưa ra chương trình xây dựng 1 triệu căn hộ cho người có thu nhập thấp, tới đây sẽ có tăng lương, phụ cấp cho người về hưu, nhất là người về hưu trước 1995, do bối cảnh khó khăn lúc bấy giờ nên hệ số vẫn còn thấp.
Dành 470.000 tỷ đồng đầu tư cho hạ tầng giao thông
Trả lời ĐB Trịnh Xuân An, Thủ tướng nói, hai năm chống dịch vừa qua là không có tiền lệ, không thể dự báo, mất rất nhiều công sức để kiểm soát được dịch bệnh. Tới giờ này cũng chưa tổng kết được, tới đây sẽ tổng kết, đưa ra bài học kinh nghiệm và giải pháp trong thời gian tới.
Trước mắt, Thủ tướng nêu một số bài học. Trong đó, ba trụ cột chính là xét nghiệm - cách ly - điều trị, đưa ra được công thức chống dịch 5K +  vaccine, cộng với công nghệ, ý thức người dân và nhiều yếu tố khác. 
Giai đoạn chưa tiếp cận được vaccine, chưa hiểu biết được về virus nên phải dùng biện pháp hành chính để chống dịch. Biện pháp hành chính khó thành công, nên thực hiện chiến lược vaccine. Hai thành tố quan trọng là vaccine và ý thức người dân, nhờ đó đẩy lùi được dịch bệnh.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã hoàn thành tốt đẹp ảnh 4 ĐB Trịnh Xuân An (Đồng Nai). Ảnh: QUANG PHÚC
Theo Thủ tướng, quan điểm chống dịch là đặt sức khỏe tính mạng người dân lên trên, trước hết và chống dịch từ sớm, từ xa, từ cơ sở. Từ thành công này, tới đây, chúng ta phải đúc kết rút ra kinh nghiệm như ĐB nêu, hai là phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, khi gặp khó khăn "biến nguy thành cơ". 
Cùng với đó là hoàn thiện thể chế. Vừa qua, chống dịch đã bộc lộ thể chế còn thiếu, nhưng pháp luật bao giờ cũng trễ hơn thực tiễn. Bên cạnh đó là tăng cường cho y tế cơ sở, y tế dự phòng. Về nguồn lực con người, cơ sở vật chất, hợp tác quốc tế là những giải pháp phải tiếp tục làm.
Trả lời ĐB Quàng Thị Nguyệt, Thủ tướng cho biết, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nên phải nhận thức và hành động tương xứng, đặc biệt là ĐBSCL không những sạt lở mà còn lún. Trước hết, phải đánh giá lại tác động của biến đổi khí hậu đến nước ta, nhất là các vùng trọng điểm; tiếp đó là xây dựng thể chế, như chuyển đổi năng lượng thì phải có bộ luật quy định việc này; đảm bảo nguồn lực cũng rất quan trọng, không chỉ nguồn lực nhà nước mà còn phải hợp tác công tư… Đồng thời tăng cường quản trị, nhất là quản trị quốc gia liên quan lĩnh vực này. 
Còn chiến lược phát triển hạ tầng nói chung, đường giao thông, nhiệm kỳ này đã dành 470.000 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng giao thông. So với nhiệm kỳ trước, dự kiến là 165.000 tỷ nhưng chỉ huy động được 134.000 tỷ. Như vậy, nhiệm kỳ này gấp 3 lần nhiệm kỳ trước. Bằng các giải pháp, hợp tác công tư để phát triển hạ tầng giao thông.
Trả lời ĐB Hoàng Văn Liên về bài học phục hồi sau Covid-19 và duy trì tăng trưởng, Thủ tướng cho rằng Việt Nam có 3 nền tảng vĩ mô: tăng trưởng, chống lạm phát, việc làm. Vừa qua, chúng ta kiên trì mục tiêu ổn định vĩ mô. Nguồn vốn có hạn nên tập trung vào 3 trọng điểm là tiêu dùng - đầu tư - xuất khẩu.
Dự liệu gì để không bị động trong điều hành?

ĐB Trịnh Xuân An (Đồng Nai) chất vấn, sức ép trong điều hành kinh tế vĩ mô, từ lạm phát, nguy cơ dịch chồng dịch là rất lớn. Thủ tướng rút ra bài học cụ thể và có dự liệu gì cho các tình huống trong tương lai để không bị động bất ngờ?
ĐB Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang) đặt câu hỏi về nguyên nhân chậm trễ trong xây dựng các quy hoạch. Cũng liên quan đến quy hoạch, ĐB Quàng Thị Nguyệt (Điện Biên) hỏi: Trong quy hoạch phát triển đô thị nước ta, ngập nước, biến đổi khí hậu, Chính phủ đã có dự liệu như thế nào? 
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã hoàn thành tốt đẹp ảnh 5 ĐB Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang) đặt câu hỏi về nguyên nhân chậm trễ trong xây dựng các quy hoạch. Ảnh: QUANG PHÚC
ĐB Hoàng Văn Liên (Long An) cho rằng, tăng trưởng kinh tế ước tính cả năm đạt 8%, là nỗ lực lớn của Chính phủ, toàn dân. ĐB đặt câu hỏi về bài học phục hồi nhanh chóng và giải pháp để duy trì cho những năm tiếp theo?
Bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu trong mọi tình huống
Trong điều hành kinh tế vĩ mô thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh sẽ tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhưng cũng không hoang mang, dao động. Chính phủ sẽ kiên định mục tiêu ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, thận trọng, chủ động, linh hoạt; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác; không chuyển trạng thái đột ngột. 
Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định sẽ quyết liệt xử lý nghiêm các sai phạm, tiêu cực. Việc này nhằm phát triển lành mạnh, bền vững các loại thị trường, minh bạch nền hành chính, nền kinh tế; đồng thời để bảo vệ các nhà đầu tư, các định chế tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp chân chính hoạt động an toàn, bền vững. 
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã hoàn thành tốt đẹp ảnh 6 Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu trong mọi tình huống. Ảnh: QUANG PHÚC
Liên quan công tác điều hành giá và bảo đảm nguồn cung xăng dầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhìn nhận hoạt động kinh doanh khó khăn, thiếu nguồn cung tại một số địa phương. 
Thủ tướng cho biết đang chỉ đạo các cơ quan liên quan phản ứng chính sách kịp thời. Theo Thủ tướng, trong bối cảnh không bình thường thì phải áp dụng chính sách không bình thường, nhưng khi đó bối cảnh không bình thường mà chúng ta vẫn áp dụng chính sách bình thường nên mới xảy ra tình trạng đã nêu. Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ rút kinh nghiệm về vấn đề này. Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ khắc phục hạn chế, bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong mọi tình huống.
Thực hiện 3 trụ cột ngoại giao
 Trả lời ĐB Nguyễn Anh Trí, Thủ tướng nêu định hướng đối ngoại trong Cương lĩnh, Đại hội XIII đã xác định rõ. Đó là độc lập tự chủ, đa dạng hóa đa phương hóa, là bạn bè tốt, đối tác tin cậy với các nước trên thế giới vì mục tiêu hòa bình, hợp tác, phát triển, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. 
Hiện chúng ta đang cụ thể hóa, thể chế hóa đường lối chung này trong bối cảnh thế giới và khu vực. Vừa qua chúng ta thực hiện đường lối này với 3 trụ cốt là ngoại giao chính trị - kinh tế - văn hóa và đã thu nhiều kết quả quan trọng, ứng xử với nhiều vấn đề phức tạp thời gian qua, như khủng hoảng ở Ukraine. Ứng xử chúng ta ở Liên Hiệp quốc được bạn bè chia sẻ. 
Nhân dịp này, Thủ tướng biểu dương Bộ Ngoại giao đã thực hiện tốt chiến dịch ngoại giao vaccine, từ đó đảm bảo được công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho người dân, tiết kiệm được chi phí.
46 ĐB đăng ký chất vấn Thủ tướng
Mở đầu ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đề nghị Thủ tướng cho biết một số định hướng đối ngoại cơ bản và quan điểm của chúng ta để thống nhất phát ngôn và hành động.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã hoàn thành tốt đẹp ảnh 7 ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) mở đầu phần chất vấn Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: QUANG PHÚC
ĐB Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) nêu, hơn một năm qua, nhiều nghị định về chức năng nhiệm vụ của cơ quan đơn vị thuộc bộ ngành, phải chờ nghị định nên tác động đến tâm lý người lao động. ĐB mong muốn Thủ tướng nêu rõ nguyên nhân chậm trễ và có giải pháp gì nhằm sớm ổn định tổ chức, thực hiện nhiệm vụ được phân công. 
ĐB Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) đặt câu hỏi về dạy văn hóa phổ thông trong khối giáo dục nghề nghiệp đã được nêu trong nhiều kỳ họp nhưng đến nay chưa có văn bản hướng dẫn. ĐB đề nghị Thủ tướng cho biết kết quả phát triển văn hóa con người Việt Nam trong tình hình mới. Đồng thời thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ giải pháp trong phân cấp phân quyền quản lý nhà nước, giải pháp tháo gỡ khó khăn?
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã hoàn thành tốt đẹp ảnh 8 ĐB Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) đặt câu hỏi về dạy văn hóa phổ thông trong khối giáo dục nghề nghiệp. Ảnh: QUANG PHÚC
Theo Thủ tướng, đại dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác vẫn diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế ở nhiều cơ sở khám chữa bệnh chậm được khắc phục làm ảnh hưởng đến chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của Nhân dân. Thủ tướng nêu nguyên nhân chủ quan là quy định pháp luật về đấu thầu, mua sắm còn vướng mắc; còn tâm lý sợ trách nhiệm; một số cán bộ chưa phù hợp chuyên môn; phân bổ cơ cấu thuốc đấu thầu tập trung ở cấp quốc gia, cấp địa phương chưa hợp lý.
Năm 2023, dự báo còn rất nhiều khó khăn, thách thức, trong khi cần tiếp tục giãn, giảm thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp; Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương sẽ chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước, kiên quyết giảm các khoản chi không cần thiết để có thêm nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ quan trọng cấp bách, ưu tiên cho cải cách tiền lương, đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Mới giải ngân hơn 51% vốn đầu tư công
Thủ tướng cũng báo cáo, tình hình giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện các Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia chưa đạt yêu cầu và mong muốn của cử tri. Giải ngân đến nay mới đạt tỷ lệ 51,34%. Vẫn còn 8,3% tổng số vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội chưa phân bổ; việc triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% còn rất chậm, gặp nhiều khó khăn. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia chưa hoàn thành ở một số địa phương. Những hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan, nhưng theo Thủ tướng, nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã hoàn thành tốt đẹp ảnh 9 Thủ tướng Phạm Minh Chính làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của các ĐB. Ảnh: QUANG PHÚC
Bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu trong mọi tình huống
Trong điều hành kinh tế vĩ mô thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh, sẽ tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhưng cũng không hoang mang, dao động. Chính phủ sẽ kiên định mục tiêu ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, thận trọng, chủ động, linh hoạt; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác; không chuyển trạng thái đột ngột.
Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định sẽ quyết liệt xử lý nghiêm các sai phạm, tiêu cực. Việc này nhằm phát triển lành mạnh, bền vững các loại thị trường, minh bạch nền hành chính, nền kinh tế; đồng thời để bảo vệ các nhà đầu tư, các định chế tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp chân chính hoạt động an toàn, bền vững. 
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã hoàn thành tốt đẹp ảnh 10 Đoàn ĐBQH TPHCM tại buổi làm việc chiều 5-11. Ảnh: QUANG PHÚC
Liên quan công tác điều hành giá và bảo đảm nguồn cung xăng dầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhìn nhận hoạt động kinh doanh khó khăn, thiếu nguồn cung tại một số địa phương. Thủ tướng cho biết đang chỉ đạo các cơ quan liên quan phản ứng chính sách kịp thời, khắc phục hạn chế, bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong mọi tình huống.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 10 tháng đầu năm đạt 616 tỷ USD
Báo cáo, giải trình trước Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin, kinh tế - xã hội nước ta 10 tháng đầu năm tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 10 tháng tăng 2,89%. Thu ngân sách nhà nước (NSNN) đạt 103,7% dự toán (tăng 16,2% so với cùng kỳ). Vốn FDI thực hiện đạt 17,45 tỷ USD (tăng 15,2%). Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 616 tỷ USD (tăng 14,1%), xuất siêu 9,4 tỷ USD. Xuất khẩu nông sản đạt 45 tỷ USD và xuất khẩu gạo trên 6 triệu tấn. Sản xuất công nghiệp tăng 9%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 20,2%. Trên 178 nghìn doanh nghiệp được thành lập mới và quay trở lại hoạt động (tăng 58,3% so với cùng kỳ). Thời gian tới, Chính phủ, chính quyền địa phương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo phấn đấu đạt mức cao nhất mục tiêu năm 2022 và tạo đà cho thực hiện kế hoạch năm 2023.
Trước đó, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ 4 thuộc lĩnh vực thanh tra. Người trả lời chất vấn là Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Công an, Tư pháp; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Một số nội dung trọng tâm được chất vấn, gồm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động thanh tra, kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật; biện pháp xử lý, thu hồi tài sản sau thanh tra, việc xử lý đối với tập thể, cá nhân vi phạm, nhất là những nơi để xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Bên cạnh đó là công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra.

Đồng thời, các ĐB cũng chất vấn về các giải pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm và thu hồi tài sản tham nhũng để tạo lòng tin trong nhân dân. Cùng với đó là công tác phối hợp và giải pháp khắc phục chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Tin cùng chuyên mục